Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
(Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và thực hiện các yêu cầu sau)
Câu 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 5?
A. 99 B. 135
C. 2046 D. 5372
Câu 2: Rút gọn phân số \(\dfrac{{21}}{{42}}\) ta được phân số tối giản là:
A. \(\dfrac{1}{4}\) B. \(\dfrac{1}{3}\)
C. \(\dfrac{1}{2}\) D. \(\dfrac{2}{3}\)
Câu 3: Phân số lớn nhất trong các phân số \(\dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{2}{5}\); \(\dfrac{7}{{10}}\); \(\dfrac{4}{5}\) là:
A. \(\dfrac{1}{2}\) B. \(\dfrac{2}{5}\)
C. \(\dfrac{7}{{10}}\) D. \(\dfrac{4}{5}\)
Câu 4: Trong các phân số \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{5}{6}\); \(\dfrac{7}{4}\), những phân số lớn hơn 1 là:
A. \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{5}{6}\) B. \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{5}{6}\); \(\dfrac{7}{4}\)
C. \(\dfrac{5}{6}\); \(\dfrac{7}{4}\); \(\dfrac{3}{2}\) D. \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{7}{4}\)
Câu 5: Một hình bình hành có độ dài đáy 18cm; chiều cao 13cm. Diện tích hình bình hành đó là:
A. 234cm2 B. 244cm2
C. 234m2 D. 254m2
Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 3 tạ = 3000kg
b) 68000kg = 68 tấn
c) 4m2 7dm2 = 407dm2
d) 230 000cm2 = 230m2
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Nối phân số chỉ số phần tô màu với hình ở trên:
Bài 2. (1điểm) Tính:
\(a) \;\dfrac{4}{{11}} + \dfrac{6}{{11}} = .......\) \(b) \;\dfrac{7}{4} - \dfrac{5}{8} = .......\)
Bài 3. (1 điểm) Tìm \(x\): (Viết dưới dạng phân số tối giản)
a) \(x\) : \(\dfrac{1}{2}\) = 4
b) \(x\) × \(\dfrac{3}{5}\) = \(\dfrac{7}{{10}}\)
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Bài 4. (3 điểm) Giải bài toán sau: Lớp 4A có 35 học sinh tham gia kiểm tra Toán giữa kì II. Trong đó, có \(\dfrac{2}{7}\) số học sinh đạt điểm 10; có \(\dfrac{4}{7}\) số học sinh đạt điểm 9; còn lại đạt điểm 8. Hỏi lớp 4Acó bao nhiêu học sinh đạt điểm 8 ?
Bài giải
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Bài 5. (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
\(\dfrac{{10}}{{11}} \times \dfrac{{11}}{{12}} \times \dfrac{{12}}{{13}} \times \dfrac{{13}}{{14}} \times \dfrac{{15}}{{15}} \times \dfrac{{15}}{{16}} \)\(\times \dfrac{{16}}{{17}} \times \dfrac{{17}}{{18}}\)
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 5: các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
Cách giải:
Trong các số đã cho, số chia hết cho 5 là 135.
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp:
Để rút gọn phân số \(\dfrac{{21}}{{42}}\) thành phân số tối giản ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đã cho cho 21.
Cách giải:
Ta có: \(\dfrac{{21}}{{42}} = \dfrac{{21:21}}{{42:21}} = \dfrac{1}{2}.\)
Chọn C.
Câu 3.
Phương pháp:
- Quy đồng mẫu số với mẫu số chung là 10.
- Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Cách giải:
Ta sẽ quy đồng mẫu số các phân số đã cho với mẫu số chung là 10.
\(\dfrac{1}{2} = \dfrac{{1 \times 5}}{{2 \times 5}} = \dfrac{5}{{10}};\,\,\) \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{{2 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{4}{{10}};\,\,\) \(\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{8}{{10}}.\)
Giữ nguyên phân số \(\dfrac{7}{{10}}.\)
Vì \(\dfrac{4}{{10}} < \dfrac{5}{{10}} < \dfrac{7}{{10}} < \dfrac{8}{{10}}\) nên \(\dfrac{2}{5} < \dfrac{1}{2} < \dfrac{7}{{10}} < \dfrac{4}{5}.\)
Vậy phân số lớn nhất trong các phân số đã cho là \(\dfrac{4}{5}\).
Chọn D.
Câu 4.
Phương pháp:
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.
Cách giải:
Trong các phân số \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{5}{6}\); \(\dfrac{7}{4}\), những phân số lớn hơn 1 là \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{7}{4}\).
Chọn D.
Câu 5.
Phương pháp:
Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Cách giải:
Diện tích hình bình hành đó là:
18 × 13 = 234 (cm2)
Đáp số: 234cm2.
Chọn A.
Câu 6:
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức:
1 tạ = 100kg ; 1 tấn = 1000kg;
1m2 = 100dm2 ; 1m2 = 10000cm2.
Cách giải:
Ta có:
a) 3 tạ = 300kg
b) 68000kg = 68 tấn
c) 4m2 7dm2 = 407dm2
d) 230 000cm2 = 23m2
Vậy kết quả cần điền như sau:
a - S ; b - Đ ; c - Đ ; d - S
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
- Quan sát kĩ hình vẽ để tìm số ô được tô màu và tổng số ô.
- Phân số chỉ số phần tô màu của mỗi hình có tử số là số ô được tô màu và mẫu số là tổng số ô của hình đó.
Cách giải:
Bài 2.
Phương pháp:
Áp dụng các quy tắc:
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số .
- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.
Cách giải:
a) \(\dfrac{4}{{11}} + \dfrac{6}{{11}} = \dfrac{{4 + 6}}{{11}} = \dfrac{{10}}{{11}};\)
b) \(\dfrac{7}{4} - \dfrac{5}{8} = \dfrac{{14}}{8} - \dfrac{5}{8} = \dfrac{9}{8}.\)
Bài 3.
Phương pháp:
Áp dụng các quy tắc:
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Cách giải:
a) \(x\) : \(\dfrac{1}{2}\) = 4
\(x\) = 4 × \(\dfrac{1}{2}\)
\(x\) = 2
b) \(x\) × \(\dfrac{3}{5}\) = \(\dfrac{7}{{10}}\)
\(x\) = \(\dfrac{7}{{10}}:\dfrac{3}{5}\)
\(x\) = \(\dfrac{7}{6}\)
Bài 4.
Phương pháp:
- Tìm số học sinh đạt điểm 10 ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \(\dfrac{2}{7}\).
- Tìm số học sinh đạt điểm 9 ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \(\dfrac{4}{7}\).
- Tìm số học sinh đạt điểm 8 ta lấy số học sinh cả lớp trừ đi tổng số học sinh đạt điểm 10 và điểm 9.
Cách giải:
Lớp 4A có số học sinh đạt điểm 10 là:
35 × \(\dfrac{2}{7}\) = 10 (học sinh)
Lớp 4A có số học sinh đạt điểm 9 là:
35 × \(\dfrac{4}{7}\) = 20 (học sinh)
Lớp 4A có số học sinh đạt điểm 8 là:
35 – (10 + 20) = 5 (học sinh)
Đáp số: 5 học sinh.
Có thể giải cách khác như sau:
Coi số học sinh cả lớp là 1 đơn vị.
Số học sinh đạt điểm 8 chiếm số phần số học sinh cả lớp là:
\(1 - \dfrac{2}{7} - \dfrac{4}{7} = \dfrac{1}{7}\) (số học sinh cả lớp)
Lớp 4A có số học sinh đạt điểm 8 là:
35 × \(\dfrac{1}{7}\) = 5 (học sinh)
Đáp số: 5 học sinh.
Bài 5.
Phương pháp:
- Muốn nhân nhiều phân số ta có thể lấy tử số nhân với nhau, mẫu số nhân với nhau.
- Cùng chia tử số và mẫu số cho các thừa số chung.
Cách giải:
soanvan.me