Đề bài
Câu 1. Đúng chọn Đ, sai chọn S:
Câu 2. Nối phép nhân với kết quả của phép nhân đó:
Câu 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
\(57,48 \times 0,8594 + 42,52 \times 0,8594\)
A. 8,594 B. 85,94 C. 859,4
Câu 4. Đúng chọn Đ, sai chọn S:
Một xe máy trung bình mỗi giờ đi được 36,4km. Hỏi trong 3 giờ 15 phút ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
a) 3 giờ 15 phút = 3,15 giờ
\(36,4 \times 3,15 = 114,66\) (km) ☐
b) 3 giờ 15 phút = 3,25 giờ
\(36,4 \times 3,25 = 118,3\) (km) ☐
Câu 5. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) \(2 \times 24,36 \times 0,5=\)
b) \(4 \times 42,8 \times 0,25=\)
c) \(0,125 \times 9,6 \times 8=\)
Câu 6. Tìm \(x\), biết:
a) \(x \times 2,8 + x \times 5,2 = 48\)
b) \(x \times 12,6 - x \times 5,6 = 42\)
c) \(x \times 12,25 - x + x \times 2,75 = 1050\)
Câu 7. Một vườn cây hình bình hành có chiều cao là 16,4m, độ dài đáy gấp rưỡi chiều cao.
a) Tính diện tích vườn đó.
b) Người ta chia mảnh vườn thành 2 khu: khu trồng cây ăn quả có diện tích lớn hơn khu trồng rau xanh là \(13,44{m^2}\). Tính diện tích mỗi khu.
Lời giải
Câu 1.
Phương pháp:
Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Cách giải:
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy kết quả lần lượt là: a) S; b) Đ; c) Đ; d) S.
Câu 2.
Phương pháp:
Khi nhân một số thập phân với \(0,1;\; 0,01;\; 0,001;\; ...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số.
Cách giải:
Khi nhân một số thập phân với \(0,1;\; 0,01;\; 0,001;\; ...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số.
Do đó ta có:
\(40,02 \times 0,1 = 4,002\); \(400,2 \times 0,001 =0,4002 \)
\(40,02 \times 0,01 =0,4002 \); \(400,2 \times 0,01 = 4,002\)
\(40,02 \times 0,001 = 0,04002\); \(400,2 \times 0,1 =40,02 \)
Vậy kết quả như sau:
Câu 3.
Phương pháp:
- Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng \(a\times (b+c) = a \times b + a\times c\) để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Muốn nhân một số thập phân với \(100\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
Cách giải:
\(57,48 \times 0,8594 + 42,52 \times 0,8594\)
\(=(57,48+ 42,52) \times 0,8594\)
\(=100 \times 0,8594\)
\(=85,94\)
Chọn B.
Câu 4.
Phương pháp:
- Đổi: \(3\) giờ \(15\) phút \(= 3,25\) giờ (vì \(1\) giờ \(=60\) phút).
- Để tính quãng đường đi được trong \(3\) giờ \(15\) phút ta lấy quãng đường đi được trong \(1\) giờ nhân với thời gian đi.
Cách giải:
Đổi: \(3\) giờ \(15\) phút \(= 3,25\) giờ (vì \(1\) giờ \(=60\) phút).
Trong \(3\) giờ \(15\) phút (hay \(= 3,25\) giờ) ô tô đi được số ki-lô-mét là:
\(36,4 \times 3,25 = 118,3\;(km)\)
Vậy ta có kết quả là: a) S; b) Đ.
Câu 5.
Phương pháp:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tự nhiên lại với nhau.
Cách giải:
a) \(2 \times 24,36 \times 0,5\)
\( = 0,5 \times 2 \times 24,36\)
\( = 1 \times 24,36 = 24,26\)
b) \(4 \times 42,8 \times 0,25\)
\( = 0,25 \times 4 \times 42,8\)
\( = 1 \times 42,8 = 42,8\)
c) \(0,125 \times 9,6 \times 8\)
\( = 8 \times 0,125 \times 9,6\)
\( = 1 \times 9,6 = 9,6\)
Câu 6.
Phương pháp:
- Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu:
\(a\times (b+c) = a \times b + a\times c\) ; \(a\times (b-c) = a \times b - a\times c\)
- Áp dụng quy tắc: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Cách giải:
a) \(x \times 2,8 + x \times 5,2 = 48\)
\(x \times \left( {2,8 + 5,2} \right) = 48\)
\(x \times 8 = 48\)
\(x = 48:8\)
\(x = 6\)
b) \(x \times 12,6 - x \times 5,6 = 42\)
\(x \times \left( {12,6 - 5,6} \right) = 42\)
\(x \times 7 = 42\)
\(x = 42:7\)
\(x = 6\)
c) \(x \times 12,25 - x + x \times 2,75 = 1050\)
\(x \times 12,25 - x \times 1 + x \times 2,75 = 1050\)
\(x \times \left( {12,25 - 1 + 2,75} \right) = 1050\)
\(x \times 14 = 1050\)
\(x = 1050:14\)
\(x = 75.\)
Câu 7.
Phương pháp:
- Đáy gấp rưỡi chiều cao nghĩa là đáy bằng 1,5 lần chiều cao. Để tìm độ dài đáy ta lấy chiều cao nhân với \(1,5\)
- Tính diện tích vườn cây hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao.
- Tìm diện tích mỗi khu theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) \(:2\) ; Số bé = (Tổng - Hiệu) \(:2\).
Cách giải:
Đáy gấp rưỡi chiều cao nghĩa là đáy bằng 1,5 lần chiều cao.
Độ dài đáy của vườn cây là :
\(16,4 \times 1,5 = 24,6\;(m)\)
a) Diện tích vườn cây là:
\(24,6 \times 16,4 = 403,44\;({m^2})\)
b) Diện tích khu trồng rau là:
\(\left( {403,44 - 13,44} \right)\,:2 = 195\;({m^2})\)
Diện tích khu trồng cây là:
\(195 + 13,44 = 208,44\;({m^2})\)
Đáp số: a) \(403,44m^2\);
b) \(208,44m^2 ; \;195m^2\).
soanvan.me