Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. - Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời. |
Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Thử đặt trong tình huống và chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
Nếu em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi và trò chơi đang vui nhưng đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà em sẽ nghe lời mẹ về nhà đúng giờ. Có thể em sẽ hẹn bạn sang chơi vào hôm sau. Mẹ dặn em nghe lời, đi đến nơi về đến chốn.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và tưởng tượng xem ai là người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Theo em, giọng kể của câu chuyện là người con đang kể chuyện với người mẹ về việc cậu có rất nhiều lời mời gọi đi chơi nhưng cậu vẫn từ chối để ở bên cạnh mẹ.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ những câu thơ của người trên mây và trong sóng.
Lời giải chi tiết:
Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên đầy hấp dẫn, thú vị.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý giọng nói và tâm trạng của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?" của em bé thể hiện:
- Sự ngây thơ, thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh.
- Sự thích thú vì những lời gọi mời đầy hấp dẫn.
- Sự lưỡng lự vì rất muốn đi nhưng dường như có điều gì đó ngăn cản.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải chi tiết:
Em bé đã từ chối lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, nhớ về mẹ, thương mẹ và từ chối lời mời.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
- Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi:
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
- Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha.
- Có thể hiểu, tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em chú ý cách biểu đạt, gieo vần điệu của văn bản và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người. Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ.
Viết kết nối với đọc
Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và biết tưởng tượng để viết đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
"Mây" và "sóng" cùng đến rủ em đi chơi. Mây mang em đến muôn vàn trò chơi: "Ở thế giới cao xa kia, cậu sẽ được cùng chúng tớ nhảy múa, ca hát". Em vô cùng háo hức "Mọi thứ đẹp đến thế sao?". Tung mình cùng những cánh chim, ngắm mọi cảnh vật trên thế gian này và hơn thế là được tự do bay lượn, đó là khao khát đẹp đối với mỗi con người. Sóng cũng đưa em đến với thế giới của bao khao khát: tự do, chạy nhảy tung tăng, đắm mình trong làn nước mát... Thế giới muôn màu hấp dẫn em vô cùng, vô tận. Thế nhưng, thế nhưng nếu em chỉ mải nô nghịch với mây, với sóng, chắc mẹ sẽ buồn lắm vì thiếu tiếng cười, tiếng nói của em. Có lẽ em sẽ từ biệt hai người bạn để được ở bên mẹ, người bạn, người thân và người thương của em.
soanvan.me