Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt là khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác. |
Câu 1
Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài và liệt kê thái độ của nhân vật “tớ”
Lời giải chi tiết:
Nhân vật "tớ" thể hiện thái độ:
- Với các bạn bắt nạt: không đồng tình và đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ.
- Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non" đáng yêu.
Câu 2
Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và liệt kê cụm từ này.
Lời giải chi tiết:
- Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện 7 lần trong bài thơ.
- Tác dụng:
+ Tăng tính nhạc cho bài thơ.
+ Nhấn mạnh việc bắt nạt là xấu và nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình.
Câu 3
Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chỉ ra những nét hài hước trong lời thơ.
Lời giải chi tiết:
Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là:
- Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình.
- Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước.
- So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.
Câu 4
Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Liệt kê lại cách ứng xử của em và bài học rút ra từ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:
+ Khi bị bắt nạt: Em nói với cô giáo để cô giáo xử lý nghiêm các bạn cùng trường, lớp hoặc nói với ông bà, cha mẹ để ông bà giúp đỡ em.
+ Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa.
- Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt và bỏ hẳn thói bắt nạt người khác.
soanvan.me
Bài đọc