Chọn phương án đúng
Câu 1: Văn bản trên thuộc loại văn bản gì?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản văn học
Câu 2: Theo tác giả, mỗi người cần “tự chịu trách nhiệm” về những sai lầm của bản thân để đạt được mục đích chính gì?
A. Từng bước hoàn thiện bản thân
B. Biết khoan dung với người khác
C. Đạt được thành công về sau
D. Thiết lập những quan hệ tốt
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Câu 1: B
Câu 2: C
Trả lời câu hỏi 1
Câu 1 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và tìm những ý chính để hoàn thiện sơ đồ
Lời giải chi tiết:
Trả lời câu hỏi 2
Câu 2 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 3 và nhận xét về cách triển khai của tác giả
Lời giải chi tiết:
- Cách triển khai lí lẽ giàu sức thuyết phục, mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.
+ Đoạn 1: sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại.
+ Đoạn 2: tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ.
+ Đoạn 3: khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân và cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình.
Trả lời câu hỏi 3
Câu 3 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc nhận định và nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Nếu như chúng ta là một con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình thì ta sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, những sai lầm đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho ta trưởng thành và khắc phục.. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc mà sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công.
Trả lời câu hỏi 4
Câu 4 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc các câu tục ngữ và văn bản để nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:
+ Dám làm dám chịu
+ Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương
+ Chân mình thì lấm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người.
- Các câu tục ngữ liên quan đến văn bản vì cả 3 câu đều chung một thông điệp về việc bản thân mình làm gì thì cũng phải chịu trách nhiệm với hành động của mình
Trả lời câu hỏi 5
Câu 5 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Em nhớ lại cách giải nghĩa từ Hán Việt đã học để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Viết
(trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Lời giải chi tiết:
Cuộc đời của mỗi con người trên bước đường thành công luôn luôn có những vấp ngã, có những sai lầm, Nhưng điều làm nên sự khác biệt đối với mỗi người chính là việc dám đứng lên thừa nhận sai lầm, dám đứng lên để nhận trách nhiệm trước những lỗi lầm mình gây ra. Đây là một phẩm chất đáng quý của mỗi con người. Nhờ việc dám nhận sai lầm mà con người có thể tự hoàn thiện được chính bản thân mình. Họ sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra chính là những người dũng cảm và sẽ vươn tới được thành công.
Nói và nghe
(trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.
Thân bài:
- Vai trò của việc xác định được chính xác những điều mà bản thân muốn chuẩn bị
- Nêu điều em muốn chuẩn bị.
- Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.
- Nêu những hành động mà bản thân em sẽ làm để có thể thực hiện những dự định.
Kết bài: Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.