Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1: (Trang 54, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức phần Tri thức Ngữ văn, tìm và nêu chức năng của số từ trong các câu.

Lời giải chi tiết:

Câu

Số từ được sử dụng

Chức năng của số từ

a

một

Bổ sung nghĩa về số lượng cho danh từ vòng, cây

b

hai

Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ người, đội

c

hai

Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ ngày

d

hai

Bổ sung ý nghĩa về thứ tự cho danh từ thứ

đ

dăm

Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ cái

Câu 2

Câu 2 (Trang 54, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ từng câu, chú ý vào từ in đậm và xác định ý nghĩ của số từ trong từng câu.

Lời giải chi tiết:

Câu

Số từ được sử dụng

Ý nghĩa của số từ

a

sáu

hai

Biểu thị số thứ tự của danh từ

Biểu thị số lượng chính xác

b

mười

Biểu thị số lượng chính xác

c

hai, ba

Biểu thị số thứ tự của danh từ

d

một, rưỡi

Biểu thị số lượng chính xác

Câu 3

Câu 3 (Trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

a. Trò chơi lại tiếp tục như trên, cho đến hết số người chơi của hai đội.

→              Động từ “tiếp tục”

→              Phó từ chỉ sự tiếp diễn

b. Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu nở lác đác trên đồng.

→              Động từ “bắt đầu”

→              Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

c. Và tôi lại nói với bà “Cháu chẳng nghe thấy mưa  gì cả”.

→              Động từ “nói”

→              Phó từ chỉ sự tiếp diễn

d. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn.

→              Động từ “giã”

→              Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

đ. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt.

→              Động từ “nhai”

→              Phó từ chỉ sự tiếp diễn.

Câu 4

Câu 4: (Trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ từng câu, xác định nghĩa thông thường và dụng ý các từ trong dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ được đánh dấu

Nghĩa thông thường

Nghĩa được hiểu theo dụng ý của tác giả trong văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên

Chuẩn vị

Có vị đúng chuẩn

Có vẻ đẹp đúng chuẩn (nói về vẻ đẹp hoa thủy tiên)

Ngoan

Dễ bảo, biết nghe lời (thường nói về trẻ em)

(Chiếc lá) dễ uốn nắn, dễ tạo hình nhất

Câu 5

Câu 5 (Trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào nghĩa của các từ biếu, cho, tặng để lí giải

Lời giải chi tiết:

Tác giả dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng vì từ “biếu” thể hiện thái độ tôn trọng, thể hiện sự tinh tế, lịch sử, lịch thiệp.

Câu 6

Câu 6: (Trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ từng câu, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ: So sánh “nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật.”

=> Thể hiện sự trân trọng với chiếc bánh khúc bà làm

b. Biện pháp tu từ: So sánh “một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc”.

=> Ca ngợi vẻ đẹp của xôi nếp và thái độ giữ gìn, biết ơn

Câu 7

Câu 7 (Trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và tìm các phép liên kết được sử dụng

Lời giải chi tiết:

Phép liên kết

Chi tiết

Phép lặp

“rau khúc” (1) - “rau khúc” (2)

Phép thế

“Tháng Giêng, Tháng Hai” (2) - “đó” (3); lúc gần sáng (3) - những đêm gần sáng như thế (4)

Phép nối

Quan hệ từ “Nhưng” (2)

Phép liên tưởng

tháng Mười Một (1) - tháng Giêng, tháng Hai (2)