Đề bài
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 - TV5/ Tập 2)
2. Con gái (Trang 189 - TV5/Tập 2)
3. Thuần phục sư tử (Trang 198 - TV5/Tập 2)
4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 - TV5/Tập 2)
5. Công việc đầu tiên (Trang 215 - TV5/Tập 2)
6. Út Vịnh (Trang 232 - TV5/Tập 2)
7. Những cánh buồm (Trang 241 - TV5/Tập 2)
8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chiếc kén bướm
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.
Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa.
Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Nông Lương Hoài)
1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? (0.5 điểm)
A. Để tìm kiếm thức ăn cho mình.
B. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành
C. Để khỏi bị ngạt thở vì trong kén quá chật.
D. Để tìm kiếm ánh sáng bên ngoài vì trong kén quá tối.
2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được? (0.5 điểm)
A. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi kén.
B. Vì chú không có sự trợ giúp từ bên ngoài.
C. Vì sức của chú quá yếu.
D. Vì chú lười biếng và ỉ lại.
3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? (0.5 điểm)
A. Một con bướm khác tới giúp sức phá kén để chú bướm nhỏ thoát ra.
B. Một anh chàng đã lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm để giúp chú bướm nhỏ thoát ra.
C. Chú bướm nhỏ đã cố gắng dùng sức của mình để thoát ra khỏi chiếc kén.
D. Chú bướm nhỏ không làm gì cả, đợi tới cái kén tự rách thì chui ra.
4. Điều gì đã xảy ra khi chú bướm nhỏ thoát ra được chiếc kén? (0.5 điểm)
A. Chú bướm nhỏ cất cao đôi cánh bay tới những nơi có hoa thơm, mật ngọt.
B. Phải mất mấy hôm cánh mới hết nhăn, thân hết sưng và có thể bay được.
C. Thân hình sưng phồng, đôi cánh nhăn nhúm.
D. Chú bướm nhỏ biết ơn chàng trai nên cứ quanh quẩn bên cạnh anh ta mãi.
5. Kết cục mà chú bướm phải gánh chịu khi thoát ra ngoài chiếc kén trước khi trưởng thành là gì? (0.5 điểm)
A. Trở thành một chú bướm đặc biệt được vạn vật yêu thương.
B. Quay lại về chiếc kén rách để chữa trị vết phồng trên thân và những nếp nhăn trên cánh.
C. Chú phải tìm đến bác sĩ để chưa trị những vết thương trên thân mình.
D. Chú bướm không thể bay được, phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
6. Theo em, chiếc kén có ý nghĩa gì đối với mỗi chú bướm? (0.5 điểm)
A. Chiếc kén là tổ ấm bảo vệ chú bướm trong những ngày còn nhỏ.
B. Chiếc kén là vật cản trở sự trưởng thành của chú bướm.
C. Chiếc kén là vật thúc đẩy sự trưởng thành của chú bướm, khiến chú ta phải nỗ lực mới thoát ra được cái lỗ nhỏ xíu đó.
D. Chiếc kén không có ý nghĩa gì đối với chú bướm.
7. Hai câu “Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.” Liên kết với nhau bằng cách nào? (1 điểm)
8. Tìm quan hệ từ trong câu sau: (1 điểm)
“Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.”
9. Tìm trong đoạn cuối bài một câu ghép. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và các vế của câu ghép đó. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Cây cơm nguội
Mang cái tên xấu xí, cây cơm nguội chẳng có hương thơm, cành cũng không thẳng và lá không to nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết, nó có vẻ riêng mà không cây nào sánh được.
Hình như chỉ Hà Nội mới có nhiều cây này. Bóng mát lăn tăn, mùa hè xanh ngát. Mùa đông rụng hết lá, cành trơ ra từ to đến nhỏ trong sương mờ, trong mây bạc, nhìn cành khẳng khiu mà tưởng như ta đang đi trong tranh thủy mạc.
Theo Băng Sơn
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...)
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) B. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành
2. (0.5 điểm) A. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi kén.
3. (0.5 điểm) B. Một anh chàng đã lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm để giúp chú bướm nhỏ thoát ra.
4. (0.5 điểm) C. Thân hình sưng phồng, đôi cánh nhăn nhúm.
5. (0.5 điểm) D. Chú bướm không thể bay được, phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
6. (0.5 điểm) C. Chiếc kén là vật thúc đẩy sự trưởng thành của chú bướm, khiến chú ta phải nỗ lực mới thoát ra được cái lỗ nhỏ xíu đó.
7. (1 điểm) Hai câu được liên kết với nhau bằng cách:
- Dùng từ nối “vì thế”
- Lặp từ “chú bướm”
8. (1 điểm) Những quan hệ từ trong câu đã cho là (in đậm)
“Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.”
9. (1 điểm)
Câu ghép cần tìm là:
“Nếu ta / quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta / sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm
CN1 VN1 CN2 VN2
sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: (4 điểm)
A. Mở bài: Giới thiệu người tả. (0.75 điểm)
B. Thân bài (2.5 điểm)
a) Tả hình đáng
b) Tính tình, hành động
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người được tả (0.75 điểm)
* Về hình thức: (2 điểm)
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo: Tả bà cụ bán hàng nước chè
Tôi sinh ra ở một miền quê yêu dấu. Đã hai năm trôi qua không có gì thay đổi nhiều. Vẫn cây bàng đầu làng, vẫn dòng sông với con đò trở khách, vẫn nết nhà ngói đỏ đơn sơ và thanh bình. Ở đầu làng, vẫn bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng râm mát.
Cây bàng này là cây cao tuổi nhất làng tôi đấy. Bóng bàng rộng, rợp mát cả một vùng đất. Vào nhưng ngày hè oi bức, mọi người đi đâu xa về lại rẽ vào quán nước dưới gốc bàng. Được nghỉ ở đây thì bao mệt mỏi tự nhiên tan biến. Và chỉ dưới gốc bàng này có một hàng nước của bà cụ làng tôi mà thôi. Bà bán hàng cũng từ lâu lắm rồi, nhưng được bao nhiêu năm thì tôi không biết. Năm nay có lẽ bà đã hơn 70 tuổi. Sức nặng của thời gian thể hiện rõ nhất trên cái lung còng của bà. Tóc bà đã bạc, bạc tráng như cước vậy. Mái tóc đó được vẩn xung quanh đầu rồi đội bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ nhìn rất khéo. Khuôn mặt bà tuy đã nhiều nếp nhăn, đôi chỗ chai sạm nhưng hông hào, phúc hậu như một bà tiên. Đôi mắt bà thỉnh thoảng hấp háy nhưng vẫn còn tinh tường. Đôi bàn tay nhăn nheo, trai sạm nổi rõ những đường gân chằng chịt. Bà cụ rất thích ăn trầu. Mỗi lần nhìn bà bỏm bẻm nhai trầu tôi lại nghĩ đến khi bà tôi còn sống. Nhìn dáng gầy guộc của bà tôi biết bà đã chịu vất vả cả cuộc đời.
Bà cụ là một người hiền từ, nhân hậu. Ai là khách đã từng ngồi quán thì cũng phải cảm động vì lòng tốt của bà. Mỗi khi khách đến bà lại đon đả rót nước. Nước uống của bà mát và thơm lắm. Những cốc nước chè tươ hay nươc bối dường như dưới bàn tay của bà nó ngon đến lạ lùng, ai cũng tấm tác khen. Có lẽ nó ngon còn bởi sự ân cần của bà cụ. Khác ngồi uống nước bà còn dùng quạt nan quạt cho mát rồi ân cần hỏi chuyện thật thân mật. Có những lúc, người qua đường còn gọi bà bằng cái tên thật thân mật" Bà, mẹ, u…" bà vui lắm.
Những lúc ấy bà cười xúc động nhưng nụ cười ấy sao mà thân thương quá bởi tôi nghe người trong làng kể bà từ nơi khác chuyển đến chứ không phải người làng nên không có người thân thích. Chiều chiều, mỗi khi đi học về là tôi lại rẽ vào quán bà ngồi chơi. Có khi khách đông tôi phụ bà rót nước nữa. Càng ở gần bà, tôi càng hiểu bà hơn. Cảm giác thân thương như bà tôi vậy.
Bao năm trôi qua hình ảnh bà cụ đã gắn liền với gốc bàng, với mùa hè. Hằng năm, mỗi khi thấy bà cụ dọn đồ ra quán là tôi biết mùa hạ đã đến rồi. Bà lại mang đến cho mọi người sự dịu mát và cả những tình cảm ấm nồng.
soanvan.me