Đề bài
a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:
\(y = \dfrac{2}{3}x + 2;\,\,y = - \dfrac{3}{2}x + 2\)
b) Một đường thẳng song song với trục hoành Ox, cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng 1, cắt các đường thẳng \(y = \dfrac{2}{3}x + 2\) và \(y = - \dfrac{3}{2}x + 2\) theo thứ tự tại hai điểm M và N. Tìm tọa độ của hai điểm M và N.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Vẽ đồ thị của hai hàm số đã cho:
- Cho x = 0 thì y = b, được điểm P(0 ; b) thuộc trục tung Oy.
- Cho y = 0 thì \(x = - \dfrac{b}{a}\), được điểm \(Q\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\) thuộc trục hoành Ox.
b) Vẽ đường thẳng đi qua điểm có tọa độ \(\left( {0;1} \right)\)và song song với Ox; cắt các đường thẳng của hai hàm số đã vẽ ở câu a lần lượt tại M và N.
Tìm tọa độ giao điểm M và N :
- Xác định tung độ của giao điểm.
- Thay tung độ giao điểm vào một hàm số đã biết để tìm giá trị của hoành độ.
Lời giải chi tiết
a) Vẽ đồ thị hàm số \(y = \dfrac{2}{3}x + 2\):
+) Cho \(x = 0\) thì \(y = 2\), được điểm \(A\left( {0;2} \right)\)
+) Cho \(y = 0\) thì \(x = - 3\) , được điểm \(B\left( { - 3;0} \right)\)
Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B, được đồ thị của hàm số \(y = \dfrac{2}{3}x + 2\)
Vẽ đồ thị của hàm số \(y = - \dfrac{3}{2}x + 2\)
+) Cho \(x = 0\) thì \(y = 2\) , được điểm \(A\left( {0;2} \right)\)
+) Cho \(y = 0\) thì \(x = \dfrac{4}{3}\) , được điểm \(C\left( {\dfrac{4}{3};0} \right)\)
Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và C, được đồ thị của hàm số \(y = - \dfrac{3}{2}x + 2\).
b) Tọa độ của điểm M :
Điểm M có tung độ \(y = 1\)
Thay giá trị \(y = 1\) vào phương trình \(y = \dfrac{2}{3}x + 2\) để tìm x, ta có :
\(1 = \dfrac{2}{3}x + 2 \Rightarrow \dfrac{2}{3}x = - 1 \Rightarrow x = \left( { - 1} \right):\dfrac{2}{3} = - \dfrac{3}{2}\)
Vậy ta có \(M\left( { - \dfrac{3}{2};1} \right)\)
Tọa độ của điểm N :
Điểm N có tung độ \(y = 1\)
Thay giá trị \(y = 1\) vào phương trình \(y = - \dfrac{3}{2}x + 2\) để tìm x, ta có :
\(1 = - \dfrac{3}{2}x + 2 \Rightarrow \dfrac{3}{2}x = 1 \Rightarrow x = \dfrac{2}{3}\)
Vậy ta có : \(N\left( {\dfrac{2}{3};1} \right)\)
soanvan.me