Câu hỏi 1 :

Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện :

  • A

    Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.

  • B

    Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).

  • C

    Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

  • D

    Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A, B, C - đúng

D – sai vì: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Vật nhiễm điện là vật:

  • A

    Có khả năng làm biến dạng các vật khác

  • B

    Có khả năng truyền vận tốc cho các vật khác

  • C

    Có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác

  • D

    Có khả năng làm biến dạng hoặc truyền chuyển động cho các vật khác

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Rắc một ít cát lên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn?

  • A

    Cát nảy lên cao, rời xa mặt trống

  • B

    Cát nảy là là mặt trống

  • C

    Cát văng ra ngoài mặt trống

  • D

    Cả A và C đều đúng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

=>Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn là trường hợp cát nảy lên cao, rời xa mặt trống vì khi đó biên độ dao động là lớn nhất

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cơ thể người là

  • A

    một vật cách điện

  • B

    một vật dẫn điện

  • C

    không chịu ảnh hưởng của dòng điện

  • D

    không gặp nguy hiểm khi có dòng điện chạy qua

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cơ thể người là một vật dẫn điện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nam châm có tính chất ………. Vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.

  • A

    từ

  • B

    tác dụng lực

  • C

    nhiễm điện

  • D

    dẫn điện

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nam châm có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chọn câu trả lời đúng. Ở các chốt nối dây của ampe kế thường có ghi kí hiệu (+) và (-)

  • A

    Kí hiệu (+) là nối với cực âm của nguồn điện

  • B

    Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện

  • C

    Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện

  • D

    Câu B và C đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện

Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?

  • A

    Tiếng một vật rơi từ trên cao xuống

  • B

    Tiếng phát ra từ máy cưa công nghiệp

  • C

    Tiếng phát ra từ phòng Karaoke lúc nửa đêm

  • D

    Tiếng trao đổi mua bán ở chợ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

=> A – không gây ô nhiễm tiếng ồn vì: Tiếng một vật rơi từ trên cao xuống mặc dù có thể gây ra tiếng động lớn nhưng không kéo dài

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào?

  • A

    Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

  • B

    Hiện tượng phản xạ ánh sáng

  • C

    Định luật truyền thẳng của ánh sáng

  • D

    Định luật khúc xạ ánh sáng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chọn phát biểu đúng nhất. Vật sáng là:

  • A

    Nguồn sáng

  • B

    Những vật hắt lại ánh sáng

  • C

    Nguồn sáng và những vật màu đen

  • D

    Nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Bề mặt nào phản xạ âm tốt?

  • A

    Bề mặt của tấm vải

  • B

    Bề mặt của một tấm kính

  • C

    Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ

  • D

    Bề mặt của một miếng xốp

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)

=>Bề mặt của một tấm kính phản xạ âm tốt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị :

  • A

    cường độ dòng điện cực đại

  • B

    cường độ dòng điện định mức

  • C

    hiệu điện thế cực đại

  • D

    hiệu điện thế định mức

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Khi các dụng cụ dùng điện sau đây hoạt động, trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi ?

  • A

    Máy bơm nước.

  • B

    Nồi cơm điện.

  • C

    Máy vi tính.

  • D

    Bóng đèn điện

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các dụng cụ tiêu thụ điện

Lời giải chi tiết:

Trong các dụng cụ trên khi hoạt động bình thường thì nồi cơm điện là dụng cụ mà tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra ta thấy:

  • A

    Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn ánh nắng Mặt Trời

  • B

    Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

  • C

    Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn và không thấy tia sáng nào của Mặt Trời

  • D

    Một phần Mặt Trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Chọn phương án đúng trong các phương án sau?

  • A

    Có 3 loại điện tích: điện tích âm, điện tích dương và điện tích trung hòa

  • B

    Hai vật nhiễm điện cùng loại thì hút nhau

  • C

    Hai vật nhiễm điện khác loại thì đẩy nhau

  • D

    Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A – sai vì: Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương

B – sai vì: Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau

C – sai vì: Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau

D – đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

  • A

    Song song

  • B

    Hội tụ

  • C

    Phân kì

  • D

    Không truyền theo đường thẳng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Âm thanh được tạo ra nhờ:

  • A

    Nhiệt

  • B

    Điện

  • C

    Ánh sáng

  • D

    Dao động

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Âm thanh được tạo ra nhờ dao động

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

  • A

    Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật

  • B

    Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật

  • C

    Hứng được trên màn, bằng vật

  • D

    Không hứng được trên màn, bằng vật

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Chiếu một tia sáng lên một bề mặt phẳng phản xạ ánh sáng, ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc \({40^0}\). Giá trị của góc tới là:

  • A

    \({20^0}\)

  • B

    \({80^0}\)

  • C

    \({40^0}\)

  • D

    \({60^0}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dạng 3: Tính góc tới, khi biết góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ \(\widehat {S{\rm{IR}}} = x\)

+ \(\widehat {SIR} = i + i'\)

+ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng: \(i = i'\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn \(5cm\) và cho ảnh S’. Khoảng cách SS’ lúc này là:

  • A

    \(5cm\)

  • B

    \(10cm\)

  • C

     \(15cm\)

  • D

    \(20cm\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

=> Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một vật dao động với tần số \(8Hz\). Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?

  • A

    \(7,5\) dao động

  • B

    \(8\) dao động

  • C

    \(480\) dao động

  • D

    \(60\) dao động

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Tần số là số dao động trong một giây

+ Tần số của vật trên là \(8Hz\)=> trong một giây vật thực hiện được \(8\) dao động

=> Trong một phút \( = 60\) giây vật thực hiện được \(8.60 = 480\) dao động

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Sau khi nhìn thấy tia chớp thì \(5\) giây sau mới nghe tiếng sấm. Hỏi nơi xảy ra tiếng sấm cách người nghe bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là \(340m/s\)

  • A

    \(68km\)

  • B

    \(1,7km\)

  • C

    \(24km\)

  • D

    \(335m\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức: \(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, \(v = \frac{s}{t} \to s = vt\) (1)

Từ dữ kiện đề bài ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}t = 5s\\v = 340m/s\end{array} \right.\)

Thay số vào (1), ta được: \(s = 340.5 = 1700m = 1,7km\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Đứng trong một hành lang dài, cách một bức tường \(10m\), một học sinh gõ mạnh lên sàn nhà. Nếu vận tốc âm trong không khí là \(340m/s\) thì sau bao lâu bạn học sinh đó nghe được âm phản xạ?

  • A

    \(0,015s\)

  • B

    \(0,029s\)

  • C

    \(0,059s\)

  • D

    \(1,7s\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Xác định quãng đường mà âm truyền đi

+ Sử dụng công thức : \(t = \frac{s}{v}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Quãng đường mà âm truyền được là: \(s = 2.10 = 20m\) (quãng đường âm truyền từ lúc bạn học sinh đó gõ mạnh lên sàn nhà => truyền đến tường => phản xạ lại bạn học sinh đó)

Thời gian bạn đó nghe thấy âm phản xạ là:

\(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{20}}{{340}} = 0,059s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho bốn mạch điện sau:

  • A

    Các mạch a, b và c tương đương nhau

  • B

    Các mạch b, c và d tương đương nhau

  • C

    a và b tương đương nhau, c và d không tương đương nhau

  • D

    a và b tương đương nhau, c và d tương đương nhau

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vẽ lại mạch điện

Lời giải chi tiết:

Vẽ lại sơ đồ mạch điện, ta có:

+ a và b tương đương nhau

+ c và d tương đương nhau

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trong mạch điện có sơ đồ như hình sau. Ampe kế có số chỉ \(I = 0,54A\). Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua đèn Đ2. Cường độ dòng điện qua đèn Đ1 có giá trị là:

  • A

    \(0,18A\)

  • B

    \(0,27A\)

  • C

    \(0,54A\)

  • D

    \(0,36A\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song: \(I = {I_1} + {I_2} + ... + {I_n}\)

Lời giải chi tiết:

Vì đèn 1 mắc song song với đèn 2, nên ta có: \(I = {I_1} + {I_2}\) (1)

Theo đề bài ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}I = 0,54A\\{I_1} = 2{I_2}\end{array} \right.\)

 Thay vào (1), ta được:

\(\begin{array}{l}I = 2{I_2} + {I_2} = 0,54\\ \to {I_2} = 0,18A,{I_1} = 0,36A\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Tia sáng Mặt Trời chiếu xiên hợp với mặt ngang một góc \({36^0}\) đến gặp gương phẳng cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống dưới. Góc hợp bởi mặt gương và đường thẳng đứng là:

  • A

    \({36^0}\)

  • B

    \({72^0}\)

  • C

    \({63^0}\)

  • D

    \({27^0}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dạng 4

+ Vẽ tia tới, tia phản xạ => Xác định vị trí của gương phẳng

+ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ

Đáp án - Lời giải