Câu hỏi 1 :
Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Các electron tự do này do đâu mà có?
- A
Do các dây dẫn này bị nhiễm điện khi nhận thêm các electron
- B
Do các nguồn điện sản ra các electron và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn
- C
Do các electron này bứt khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn
- D
Do cả ba nguyên nhân nói trên
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Các electron tự do này có được là do các electron này bứt khỏi nguyển tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn
Câu hỏi 2 :
Bề mặt nào phản xạ âm tốt?
- A
Bề mặt của tấm vải
- B
Bề mặt của một tấm kính
- C
Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ
- D
Bề mặt của một miếng xốp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
=>Bề mặt của một tấm kính phản xạ âm tốt
Câu hỏi 3 :
Vì sao ta nhìn thấy một vật?
- A
Vì mở mắt hướng về vật
- B
Vì mắt phát ra tia sáng
- C
Vì ánh sáng truyền từ vật vào mắt ta
- D
Vì vật chiếu sáng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
Câu hỏi 4 :
Dụng cụ điện nào dưới đây hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện?
- A
Quạt điện
- B
Đèn LED
- C
Bóng đèn dây tóc
- D
Bóng đèn bút thử điện
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong các dụng cụ trên, dụng cụ hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện là bóng đèn dây tóc
Vì dòng điện đi qua bóng đèn dây tóc => dây tóc của bóng đèn nóng lên đến nhiệt độ nhất định thì phát sáng
Câu hỏi 5 :
Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh:
- A
Thật
- B
Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương
- C
Hứng được trên màn chắn
- D
Ảo, lớn hơn vật
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương hoặc ảnh thật khi vật ở xa gương
Câu hỏi 6 :
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
- A
Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất
- B
Mặt Trời nằm giữa Trái Đất và Mặt Trăng
- C
Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng
- D
Mặt Trăng nằm trong vùng tối của Trái Đất
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng
Câu hỏi 7 :
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
- A
Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên
- B
Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng
- C
Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở
- D
Tác dụng nhiệt của dòng điện luôn có hại
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A, B, C – đúng
D – sai vì: Tác dụng nhiệt của dòng điện có thể có hại có thể có lợi
Câu hỏi 8 :
Trong các trường hợp sau đây, dòng điện đang chạy trong những vật nào ?
- A
Một đũa thuỷ tinh đã được cọ xát vào lụa.
- B
Một quạt máy đang chạy.
- C
Một viên pin nhỏ đặt trên bàn.
- D
Bóng đèn bút thử điện đặt trên bàn.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trường hợp dòng điện đang chạy trong vật là: một quạt máy đang chạy
Câu hỏi 9 :
Âm thanh được tạo ra nhờ:
- A
Nhiệt
- B
Điện
- C
Ánh sáng
- D
Dao động
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Âm thanh được tạo ra nhờ dao động
Câu hỏi 10 :
Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
- A
Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
- B
Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
- C
Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch điện
- D
Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Quy ước về chiều dòng điện
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
Câu hỏi 11 :
Nam châm có tính chất ………. Vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
- A
từ
- B
tác dụng lực
- C
nhiễm điện
- D
dẫn điện
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nam châm có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm
Câu hỏi 12 :
Electron tự do có trong vật nào dưới đây?
- A
Mảnh nilong
- B
Mảnh sắt
- C
Mảnh giấy khô
- D
Mảnh nhựa
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Các electron đó gọi là electron tự do.
=> Trong các vật trên thì electron có trong mảnh sắt do sắt là kim loại
Câu hỏi 13 :
Để đo được dòng điện trong khoảng \(0,10A \to 2,20A\) ta nên sử dụng ampe kế có GHĐ và ĐCNN như nào?
- A
\(3A - 0,2A\)
- B
$30mA - 0,1mA$
- C
\(300mA - 2mA\)
- D
\(4A - 1mA\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về GHĐ và ĐCNN
+ GHĐ: Độ lớn lớn nhất mà dụng cụ đo được
+ ĐCNN: Độ lớn nhỏ nhất mà dụng cụ đo được
Lời giải chi tiết:
Để đo được dòng điện trong khoảng \(0,10A \to 2,20A\) ta nên sử dụng ampe kế có GHĐ và ĐCNN là: \(4A - 1mA\)
Câu hỏi 14 :
Trong \(20\) giây, một lá thép thực hiện được \(5000\) dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị là:
- A
\(20Hz\)
- B
\(250Hz\)
- C
\(5000Hz\)
- D
\(10000Hz\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Tần số là số dao động trong một giây
=> Số dao động lá thép thực hiện được trong một giây là: \(\dfrac{{5000}}{{20}} = 250Hz\)
Câu hỏi 15 :
Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc \({30^0}\) thì góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là:
- A
\({30^0}\)
- B
\({60^0}\)
- C
\({15^0}\)
- D
\({120^0}\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Câu hỏi 16 :
Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
- A 1700m
- B 170m
- C 340m
- D 1360m
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Công thức tính quãng đường: \(S=v.t\)
Lời giải chi tiết:
Người đó đứng cách nơi xảy ra sét một khoảng:
\(s=v.t=5.340=1700m\)