Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguồn sáng và vật sáng?

  • A Các vật không tự phát ra ánh sáng gọi là vật sáng.
  • B Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng.
  • C Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng.
  • D Phát biểu A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Nguồn sáng và là vật tự nó phát ra ánh sáng.

Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng là:

+ Các vật không tự phát ra ánh sáng gọi là vật sáng.

+ Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng.

+ Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nếu tia tới hợp với gương một góc \({30^0}\). Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ có số đo:

  • A \({60^0}\)
  • B \({120^0}\)
  • C \({100^0}\)
  • D \({30^0}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

+ Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(i = {90^0} - 30 = {60^0}\)

Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có: \(i' = i = {60^0}\)

Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ:  \(\widehat {SIR} = i + i' = {60^0} + {60^0} = {120^0}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sai?

  • A Vùng bóng tối là vùng nằm sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
  • B Vùng bóng nửa tối là vùng nằm sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
  • C Hiện tượng nhật thực là hiện tượng mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất.
  • D Nhật thực, nguyệt thực là hiện tượng thể hiện được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
+ Trên màn chắn đặt phía sáu vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

+ Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.

Lời giải chi tiết:

Nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất.

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Nếu điểm A cách gương phẳng 8cm thì ảnh A’ của điểm A qua gương cách điểm A một khoảng:

  • A 8cm
  • B 10cm
  • C 15cm
  • D 16cm

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

+ Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..

+ Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).

Lời giải chi tiết:

Khoảng cách từ A đến gương bằng 8cm

\( \Rightarrow \) Khoảng cách từ A’ đến gương cũng bằng 8cm.

\( \Rightarrow \) Khoảng cách từ A’ đến A: \(AA' = 8 + 8 = 16cm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi?

  • A Ảnh của vật qua gương cầu lồi là ảnh ảo.
  • B Ảnh của vật qua gương cầu lồi không thu được trên màn hứng ảnh.
  • C Ảnh của vật qua gương cầu lồi luôn có kích thước bằng vật.
  • D Ảnh của vật qua gương cầu lồi luôn nhỏ hơn vật.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.

Lời giải chi tiết:

Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi luôn nhỏ hơn vật \( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Ảnh của vật qua gương cầu lồi luôn có kích thước bằng vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong các giá trị về độ to của âm tính ra đexiben (dB) sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau?

  • A 60dB.
  • B 130dB.
  • C 90dB.
  • D 140dB.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng bảng 2 – Độ to của một số âm – Trang 35 – SGK Vật Lí 7.

Lời giải chi tiết:

Ta có bảng độ to của một số âm:

\( \Rightarrow \) Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) của con người vào khoảng 130dB.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một vật thực hiện dao động có tần số 8Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện bao nhiêu dao động

  • A 15 dao động
  • B 8 dao động
  • C 120 dao động
  • D 23 dao động.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc (Hz)

Lời giải chi tiết:

Vật thực hiện dao động có tần số 8Hz

\( \Rightarrow \) Trong 1s vật thực hiện được 8 dao động.

\( \Rightarrow \) Trong 15s vật thực hiện được: \(15.8 = 120\) (dao động)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Những dụng cụ nào sau đây không được xem là nguồn âm?

  • A Chuông điện thoại đang reo.
  • B Chuông nhà thờ.
  • C Chuông chùa đang vang.
  • D Chuông đồng hồ báo thức đang reo.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Các vật phát ra âm đều dao động.

Lời giải chi tiết:

Chuông nhà thờ không được xem là nguồn âm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ta nghe rõ tiếng vang

  • A Nói to trong những hang động lớn.
  • B Nói to khi đứng trên tàu ngoài khơi.
  • C Nói to trong lớp đang học.
  • D Nói to trong phòng tắm kín cửa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là \(\frac{1}{{15}}\) giây.

Lời giải chi tiết:

Ta nghe rõ tiếng vang trong trường hợp nói to trong những hang động.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Chiểu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc phản xạ \({45^0}\), góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng:

  • A \({45^0}\)
  • B \({30^0}\)
  • C \({60^0}\)
  • D \({90^0}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

+ Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(i' = {45^0}\)

Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có: \(i = i' = {45^0}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào sau đây ta thấy có nhật thực:

  • A Ban đêm, khi mặt trời bị nửa kia của trái đất che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến được nơi ta đứng.
  • B Ban đêm khi trái đất che khuất mặt trăng.
  • C Ban ngày khi trái đất che khuất mặt trăng.
  • D Ban ngày khi mặt trăng che khuất mặt trời không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến được nơi ta đứng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Hiện tượng nhật thực:

+ Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.

+ Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.

Lời giải chi tiết:

Đứng trên mặt đất, ta thấy có nhật thực vào ban ngày khi mặt trăng che khuất mặt trời không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến được nơi ta đứng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một vật cao 1,5m cách gương phẳng 1,5m cho ảnh:

  • A Cao 1m cách gương 1,5m
  • B Cao 1,5m cách gương 1m
  • C Cao 1,5m cách gương 1,5m
  • D Cao 1,5m cách gương 2m.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

+ Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..

+ Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).

Lời giải chi tiết:

Vật cao 1,5m \( \Rightarrow \) Ảnh cao 1,5m

Vật cách gương 1,5m \( \Rightarrow \) Ảnh cách gương 1,5m.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?

  • A Cọ xát.
  • B Hơ nóng vật.
  • C Bỏ vật vào nước nóng.  
  • D Làm cách khác.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

Lời giải chi tiết:

Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận:

  • A Chúng đều bị nhiễm điện âm.
  • B Chúng đều bị nhiễm điện dương.
  • C Chúng nhiễm điện khác loại.
  • D Các nhận định trên đều sai.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

Lời giải chi tiết:

Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau chứng tỏ chúng nhiễm điện khác loại (trái dấu)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Kim loại là chất dẫn điện vì có các:

  • A Điện tích.                                           
  • B Hạt mang điện
  • C Êlectrôn                                            
  • D Eelectrôn tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Bản chất dòng điện trong kim loại: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.

Lời giải chi tiết:

Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.

\( \Rightarrow \) Kim loại là chất dẫn điện vì nó các electron tự do.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Vật nào dưới đây là vật dẫn điện:

  • A Một đoạn dây nhựa.
  • B Một thỏi sứ.
  • C Một đoạn ruột bút chì.
  • D Một mảnh gỗ khô.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua.

Lời giải chi tiết:

Vật dẫn điện là một đoạn ruột bút chì.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nam châm điện có thể hút được các:

  • A Vụn giấy.                                          
  • B Vụn nilong.
  • C Vụn sắt.                                          
  • D Vụn đồng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của nam châm điện.

Lời giải chi tiết:

Nam châm điện có tính chất từ, vì vậy nam châm điện có thể hút các vụn sắt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nếu sơ ý chạm vào dây dẫn có dòng điện đi qua cơ thể làm cho:

  • A Tim ngừng đập.
  • B Cơ bị co giật.
  • C Ngạt thở, thần kinh tê liệt.
  • D Cả 3 ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Các tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng từ, tác dụng phát sáng, tác dụng sinh lí.

+ Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.

+ Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.

+ Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.

+ Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

+ Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng sinh lí của dòng điện có thể gây ra cơ bị co giật, nặng hơn có thể ngạt thở, thần kinh tê liệt, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Sơ đồ mạch điện nào sau đây là sơ đồ xác định đúng chiều quy ước của dòng điện:

  • A Hình A.
  • B Hình B.
  • C Hình C.
  • D Hình D.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Quy ước chiều dòng điện: Dòng điện từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Lời giải chi tiết:

Dòng điện có chiều từ cực dương sang cực âm. Trong bốn sơ đồ hình A, B, C, D chỉ có sơ đồ hình D đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây:

  • A Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
  • B Đèn sáng bình thường khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là 220V.
  • C Đèn chỉ sáng khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
  • D Đèn chỉ được sử dụng vào nguồn có hiệu điện thế dưới 220V.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trên bóng đèn có ghi 220V, con số đó có nghĩa là đèn sáng bình thường khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là 220V.

Đáp án - Lời giải