Câu hỏi 1 :
Âm thanh không truyền được trong môi trường nào dưới đây?
- A Chân không
- B Không khí
- C Cả rắn, lỏng và khí
- D Chất rắn
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
Chân không không thể truyền được âm.
Lời giải chi tiết:
Âm thanh không truyền được trong môi trường chân không.
Câu hỏi 2 :
Một vật AB đặt trước gương phẳng và cách gương một khoảng 5cm. Di chuyển vật AB ra xa gương một đoạn 5cm. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng:
- A 10cm
- B 30cm
- C 40cm
- D 20cm
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
+ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật...
+ Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
Lời giải chi tiết:
Di chuyển vật AB ra xa gương một đoạn 5cm thì khoảng cách từ AB đến gương phẳng lúc này là: \(d = 5 + 5 = 10cm\)
Ảnh A’B’ cách AB một khoảng: \(AA' = 2.d = 2.10 = 20cm\)
Câu hỏi 3 :
Vật nào sau đây có thể coi như là gương phẳng?
- A Giấy bóng mờ.
- B Kính đeo mắt.
- C Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng.
- D Trang giấy trắng.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gương phẳng là gương có bề mặt phản xạ là một phần của mặt phẳng có tác dụng phản chiếu ánh sáng truyền tới.
Lời giải chi tiết:
Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng được coi là gương phẳng.
Câu hỏi 4 :
Chiếu một chùm sáng song song vào gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ thu được là chùm:
- A Đầu tiên hội tụ, sau đó phân kì
- B Song song
- C Phân kì
- D Hội tụ
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Lời giải chi tiết:
Chiếu một chùm sáng song song vào gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ thu được là chùm hội tụ.
Câu hỏi 5 :
Một tàu neo cố định trên mặt biển, phát ra siêu âm rồi thu lại siêu âm phản xạ sau 1,6s. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. Độ sâu đáy biển:
- A 600m
- B 2400m
- C 4800m
- D 1200m
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công thức tính quãng đường: \(S = vt\)
Lời giải chi tiết:
Thời gian âm truyền từ máy phát ra siêu âm đến đáy biển là: \(t = \frac{{1,6}}{2} = 0,8s\)
Độ sâu của đáy biển: \(h = vt = 1500.0,8 = 1200m\)
Câu hỏi 6 :
Cửa phòng làm bằng kính có thể giảm được ô nhiễm tiếng ồn vì cửa kính có tác dụng:
- A Tác động vào nguồn âm
- B Hấp thụ âm thanh
- C Ngăn chặn đường truyền âm
- D Khuếch đại âm thanh
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
Lời giải chi tiết:
Cửa phòng làm bằng kính có thể giảm được ô nhiễm tiếng ồn vì cửa kính có tác dụng ngăn chặn đường truyền âm.
Câu hỏi 7 :
Gương cầu lõm có mặt phản xạ là:
- A Mặt cong.
- B Mặt ngoài của một phần mặt cầu.
- C Mặt phẳng.
- D Mặt trong của một phần mặt cầu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu.
+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Lời giải chi tiết:
Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu.
Câu hỏi 8 :
Mắt ta nhìn thấy được một vật khi
- A có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta.
- B có ánh sáng chiếu vào vật đó.
- C có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- D mắt ta hướng về phía vật.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền tới mắt ta.
Lời giải chi tiết:
Mắt ta nhìn thấy được một vật khi có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta.
Câu hỏi 9 :
Ta nghe được tiếng vang khi:
- A Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây.
- B Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là \(\frac{1}{{15}}\) giây.
- C Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây.
- D Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là \(\frac{1}{{15}}\) giây.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là \(\frac{1}{{15}}\) giây.
Lời giải chi tiết:
Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là \(\frac{1}{{15}}\) giây.
Câu hỏi 10 :
Tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là:
- A Không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
- B Không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
- C Hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
- D Hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
+ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật...
+ Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
Lời giải chi tiết:
Tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
Câu hỏi 11 :
Vật phản xạ ấm tốt là vật có bề mặt:
- A Cứng và nhẵn.
- B Phẳng và sáng.
- C Nhẵn và bóng.
- D Mềm và gồ ghề.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Vật phản xạ âm tốt là vật có bề mặt cứng và nhẵn.
Câu hỏi 12 :
Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) của con người vào khoảng:
- A 120dB
- B 130dB
- C 40dB
- D 150dB
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng bảng 2 – Độ to của một số âm – Trang 35 – SGK Vật Lí 7.
Lời giải chi tiết:
Ta có bảng độ to của một số âm:
\( \Rightarrow \) Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) của con người vào khoảng 130dB.
Câu hỏi 13 :
Nói tần số dao động của một vật là 90Hz có nghĩa là:
- A Trong 10 giây vật đó thực hiện 1 dao động
- B Trong 1 giây vật đó thực hiện 90 dao động
- C Độ to của âm
- D Trong 1 phút vật đó thực hiện 90 dao động
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz)
Lời giải chi tiết:
Tần số dao động của một là 90Hz có nghĩa là trong 1 giây vật đó thực hiện 90 dao động.
Câu hỏi 14 :
Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang sáng) phát ra là chùm sáng:
- A Đầu tiên hội tụ, sau đó phân kì
- B Hội tụ
- C Phân kì
- D Song song
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường tuyền của chúng.
Lời giải chi tiết:
Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang sáng) phát ra là chùm sáng phân kì.
Câu hỏi 15 :
Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
- A Cục than đang nóng đỏ
- B Mặt Trăng
- C Ngọn nến đang cháy
- D Mặt Trời
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta.
Lời giải chi tiết:
Mặt Trăng không tự nó phát ra ánh sáng nên không phải là nguồn sáng.
Câu hỏi 16 :
Chùm sáng phân kì là chùm sáng gồm các tia sáng:
- A Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng.
- B Không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- C Loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
- D Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường tuyền của chúng.
Lời giải chi tiết:
Chùm sáng phân kì là chùm sáng gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Câu hỏi 17 :
Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô vì để
- A nhìn rõ các vật đằng sau.
- B trang trí cho xe.
- C tạo ra vùng nhìn thấy phía sau rộng hơn.
- D soi hành khách ngồi đằng sau.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
+ Ứng dụng:
Lời giải chi tiết:
Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô vì để tạo ra vùng nhìn thấy phía sau rộng hơn.
Câu hỏi 18 :
Vật nào sau đây là nguồn âm:
- A Mặt trống.
- B Tiếng gà đang gáy.
- C Sợi dây cao su.
- D Dây đàn.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Lời giải chi tiết:
Tiếng gà đang gáy là nguồn âm.
Câu hỏi 19 :
Chiếu tia sáng SI vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:
- A \({180^0}\)
- B \({0^0}\)
- C \({45^0}\)
- D \({90^0}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
+ Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
Lời giải chi tiết:
Chiếu tia sáng SI vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là \({180^0}\)
Câu hỏi 20 :
Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn này:
- A Nóng lên
- B Lạnh đi
- C Ban đầu nóng, sau đó lạnh
- D Không có hiện tượng gì cả
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
Lời giải chi tiết:
Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
Câu hỏi 21 :
Chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi:
- A từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
- B từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
- C từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
- D không theo một quy luật nào cả.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Lí thuyết “Bài 21: Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện”: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Lời giải chi tiết:
Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu hỏi 22 :
Để đo cường độ dòng điện khoảng \(120mA\), ta nên chọn ampe kế nào trong các ampe kế sau:
- A Ampe kế có GHĐ là \(100mA\) – ĐCNN là \(2mA\)
- B Ampe kế có GHĐ là \(150mA\) – ĐCNN là \(1mA\)
- C Ampe kế có GHĐ là \(15mA\) – ĐCNN là \(0,2mA\)
- D Ampe kế có GHĐ là \(5mA\) – ĐCNN là \(0,05mA\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về GHĐ và ĐCNN:
+ GHĐ là độ lớn lớn nhất mà dụng cụ đo được
+ ĐCNN là độ lớn nhỏ nhất mà dụng cụ đo được.
Lời giải chi tiết:
Để đo cường độ dòng điện \(120mA\), nên ta chọn ampe kế phù hợp nhất là ampe kế có GHĐ là \(150mA\).
Câu hỏi 23 :
Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
- A Giữa hai đầu bóng đèn có ghi \(6V\) khi chưa mắc vào mạch.
- B Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
- C Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
- D Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
+ Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế.
+ Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
+ Sử dụng lí thuyết “Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện”
Lời giải chi tiết:
Giữa hai đầu bóng đèn có ghi \(6V\) khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng 0 vì nó chưa được mắc vào mạch điện.
Câu hỏi 24 :
Chọn phát biểu sai:
- A Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
- B Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
- C Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
- D Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
+ Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Lời giải chi tiết:
Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau
\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
Câu hỏi 25 :
Chất nào sau đây là chất dẫn điện?
- A Sắt
- B Nhựa
- C Thủy tinh
- D Cao su
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Lí thuyết về Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại:
+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
+ Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Lời giải chi tiết:
Kim loại là chất dẫn điện \( \Rightarrow \) Sắt là chất dẫn điện.