Câu hỏi 1 :
Khi rọi một chùm hẹp ánh sáng Mặt trời xuống mặt nước trong một bể bơi thì thấy ở đáy bể một vệt sáng. Vệt sáng này
- A
có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
- B
có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc
- C
có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc
- D
chỉ có một màu dù chiếu xiên hay chiều vuông góc
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về các hiện tượng và định luật ánh sáng
Lời giải chi tiết:
- Khi chiếu vuông góc, ánh sáng truyền thẳng (theo định luật truyền thẳng ánh sáng) => vệt sáng vẫn có màu trắng
- Khi chiếu xiên, theo hiện tượng tán sắc ánh sáng, ta có vệt sáng sẽ có nhiều màu
Câu hỏi 2 :
Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 9 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là:
- A
4i.
- B
5i.
- C
14i.
- D
13i.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Khoảng cách giữa n vân sáng liên tiếp là: (n-1)i
Lời giải chi tiết:
=> Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng 9 là: 4i
Câu hỏi 3 :
Ánh sáng đơn sắc là:
- A
Ánh sáng bị đổi màu khi đi qua lăng kính
- B
Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính
- C
Hỗn hợp ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
- D
Ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Câu hỏi 4 :
Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khi dùng ánh sáng có bước sóng λ thì khoảng vân trên màn là i. Nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng 0,8λ (giữ nguyên các điều kiện khác) thì khoảng vân trên màn sẽ là :
- A
0,8i
- B
0,9i
- C
1,8i
- D
1,25i
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Công thức tính khoảng vân: i = λD/a
Lời giải chi tiết:
Khi dùng ánh sáng có bước sóng λ: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Khi λ’ = 0,8λ thì : \(i' = \frac{{\lambda 'D}}{a} = 0,8i\)
Câu hỏi 5 :
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn sóng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thì khoảng vân giao thoa trên màn là i. Hệ thức nào sau đây đúng?
- A
i = \(\frac{{\lambda a}}{D}\)
- B
i = \(\frac{{\lambda D}}{2a}\)
- C
\(\lambda \)=\(\frac{{ia}}{D}\)
- D
\(\lambda \)=\(\frac{i}{{aD}}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính khoảng vân
Lời giải chi tiết:
Ta có:\(i = \frac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \lambda = \frac{{a.i}}{D}\)
Câu hỏi 6 :
Công thức để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa:
- A
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}2k\frac{{\lambda D}}{a}\).
- B
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {k{\rm{ }} + 1} \right)\frac{{\lambda D}}{a}\).
- C
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}k\frac{{\lambda D}}{{2a}}\).
- D
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}k\frac{{\lambda D}}{a}\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết phần 2
Lời giải chi tiết:
Công thức để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa: \(x{\rm{ }} = {\rm{ }}k\frac{{\lambda D}}{a}\)
Câu hỏi 7 :
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta sử dụng nguồn sáng gồm các ánh sángđơn sắc đỏ, vàng, chàm và lam. Vân sáng gần vân trung tâm nhất là vân sáng của ánh sáng màu
- A
vàng
- B
lam
- C
đỏ
- D
chàm
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về giao thoa Y – âng với nguồn sáng gồm nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau và công thức xác định vị trí vân sáng
Công thức xác định vị trí vân sáng : xs = kλD/a
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({x_s} = \frac{{k\lambda D}}{a}\)
Thứ tự giảm dần của bước sóng: đỏ - vàng - lam – chàm nên vân sáng đơn sắc gần vân trung tâm nhất là vân sáng của chàm.
Câu hỏi 8 :
Ánh sáng đỏ có bước sóng trong chân không là 0,6563 μm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311. Trong nước ánh sáng đỏ có bước sóng
- A
0,4226 μm.
- B
0,4931 μm
- C
0,4415μm.
- D
0,4549 μm.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng biểu thức tính bước sóng trong môi trường có chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{n}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có, bước sóng ánh sáng đỏ trong nước: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{n} = \frac{{0,{{6563.10}^{ - 6}}}}{{1,3311}} = 0,{4931.10^{ - 6}}m = 0,4931\mu m\)
Câu hỏi 9 :
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau \(1 mm\), mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát \(1,5 m\). Khoảng cách giữa \(5\) vân sáng liên tiếp là \(3,6 mm\). Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng:
- A
\(0,40 μm\)
- B
\(0,48 μm\)
- C
\(0,76 μm\)
- D
\(0,60 μm\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Áp dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\)
+ Sử dụng lí thuyết khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng khoảng vân i.
Lời giải chi tiết:
Khoảng cách giữa \(5\) vân sáng liên tiếp là \(3,6 mm = 4i\)
=> khoảng vân \(i = \dfrac{{3,6}}{4} = 0,9mm=0,9.10^{-3}m\)
Ta có: \(a=1mm=10^{-3}m\)
Bước sóng \(\lambda = \dfrac{{ia}}{D} = \dfrac{{0,9.10^{-3}.1.10^{-3}}}{{1,5}} =0,6.10^{-6}m= 0,6(\mu m)\)
Câu hỏi 10 :
Thực hiện thí nghiệm giao thoa khe I-âng với nguồn bức xạ đơn sắc. Điểm M trên màn quan sát có vân sáng bậc 2. Từ vị trí ban đầu của màn, ta dịch chuyển màn ra xa hai khe một đoạn 40 cm thì tại M quan sát thấy vân tối thứ 2. Từ vị trí ban đầu của màn, ta dịch chuyển màn lại gần hai khe một đoạn 40 cm thì tại M quan sát thấy:
- A
vân sáng bậc 3
- B
vân sáng bậc 4
- C
vân tối thứ 4
- D
vân tối thứ 3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về giao thoa sóng ánh sáng, công thức tính khoảng vân i = λD/a
Lời giải chi tiết:
+ Khi chưa dịch màn M: \({x_M} = 2i \Rightarrow i = \frac{{{x_M}}}{2} = \frac{{\lambda D}}{a}\) (1)
+ Khi dịch màn M ra xa một đoạn 40 cm: \({x_M} = 1,5i' \to i' = \frac{{{x_M}}}{{1,5}} = \frac{{\lambda (D + 40)}}{a}\)(2)
Từ (1) và (2) ta có: \(\frac{{D + 40}}{D} = \frac{{i'}}{i} = \frac{{\frac{{{x_M}}}{{1,5}}}}{{\frac{{{x_M}}}{2}}} = \frac{4}{3} \to D = 120(cm)\)
+ Khi dịch màn M lại gần một đoạn 40 cm: \({x_M} = ki'' \Rightarrow i'' = \frac{{{x_M}}}{k} = \frac{{\lambda (D - 40)}}{a}\)(3)
Từ (1) và (3) ta có: \(\frac{{i''}}{i} = \frac{{D - 40}}{D} = \frac{2}{3} = \frac{{\frac{{{x_M}}}{k}}}{{\frac{{{x_M}}}{2}}} = \frac{2}{k} \Rightarrow k = 3\)
Vậy tại M có vân sáng bậc 3
Câu hỏi 11 :
Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc, ánh sáng đỏ có bước sóng 686 nm, ánh sáng lam có bước sóng λ, với 450 nm < λ < 510 nm. Trên màn, trong khoảng hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 6 vân sáng lam. Trong khoảng này bao nhiêu vân sáng đỏ?
- A
5
- B
6
- C
7
- D
4
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về hai vân sáng trùng nhau trong giao thoa ánh sáng
Hai vân trùng nhau: x1 = x2
Vị trí vân sáng: xs = kλD/s
Lời giải chi tiết:
Trong khoảng giữa hai vân trùng có 6 vân sáng lam Khoảng vân trùng: iT = 7iL
Mà :\({i_T} = {\rm{ }}k{i_D} \Leftrightarrow {\rm{ }}k{i_D} = {\rm{ }}7{i_L} \Rightarrow {i_L} = \frac{{k{i_D}}}{7} \Rightarrow {\lambda _L} = \frac{{k{\lambda _D}}}{7}\)
\( \Rightarrow 450nm < {\lambda _L} = \frac{{k{\lambda _D}}}{7} < 510nm \Rightarrow 4,6 < k < 5,2 \Rightarrow k = 5\,hay\,{i_T} = 5{i_D}\)
Trong khoảng giữa hai vân trùng có 4 vân sáng đỏ
Câu hỏi 12 :
Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38μm đến 0,76μm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là:
- A
0,38 mm
- B
0,45 mm
- C
0,5 mm
- D
0,55 mm
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Quang phổ ngay sát vạch sáng trung tâm là quang phổ bậc 1
Công thức tính bề rộng quang phổ bậc n : ∆xn = xđn - xtn
Lời giải chi tiết:
Bề rộng quang phổ bậc 1 là:
\(\Delta {x_1} = {x_{d1}} - {x_{t1}} = \frac{D}{a}\left( {{\lambda _d} - {\lambda _t}} \right) = \frac{3}{3}\left( {0,76 - 0,38} \right) = 0,38\,mm\)