Câu hỏi 1 :

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị “cạn nước”. Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy chất nào sau đây?

  • A

    nước cất.

  • B

    nước mưa.      

  • C

    dung dịch H2SO­4 loãng.

  • D

    nước muối loãng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy dung dịch H2SO­4 loãng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Để nhận biết dung dịch H2SO4 và dung dịch HCl người ta dùng

  • A

    CuCl2.

  • B

    NaNO3.

  • C

    MgSO4.

  • D

    BaCl2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Để nhận biết H2SO4 loãng và HCl ta cần chú ý tới tính tan của muối sunfat và muối clorua

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

  • A

    S có mức oxi hóa trung gian.

  • B

    S có mức oxi hóa cao nhất.

  • C

    S có mức oxi hóa thấp nhất.

  • D

    S còn có một đôi electron tự do.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 thì S có mức oxi hóa trung gian.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh là gì ?

  • A

    Tính oxi hóa và tính khử.       

  • B

    Tính oxi hóa.

  • C

    Tính khử.       

  • D

    Tính khử mạnh.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh là tính oxi hóa và tính khử

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là:

  • A

    2s22p3.

  • B

    2s22p5.

  • C

    2s22p4.

  • D

    2s22p6.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là: 2s22p4.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

  • A

    Oxi nặng hơn không khí.

  • B

    Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • C

    Oxi lỏng không màu.

  • D

    Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Câu sai là: Oxi lỏng không màu.

Oxi lỏng là chất có màu xanh nhạt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

  • A

    Zn, Al.

  • B

    Al, Fe.

  • C

    Zn, Fe.

  • D

    Cu, Fe.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cặp kim loại thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là Al và Fe

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 15,8 gam KMnO4, sau đó cho toàn bộ lượng khí O2 thu được tác dụng với hỗn hợp X gồm Cu, Fe thu được 13,6 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 3,36 lít SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là

  • A

    40,00%.          

  • B

    46,67%.          

  • C

    43,33%.

  • D

    53,33%.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+) Bảo toàn khối lượng:  ${m_{Fe}} + {m_{Cu}} + {m_{{O_2}}} = {m_{oxit}}$=> PT(1)

+) Xét toàn bộ quá trình có Fe và Cu cho e, O2 và H2SO4 nhận e

+) Bảo toàn e: $3.{n_{Fe}} + 2.{n_{Cu}} = 4.{n_{{O_2}}} + 2.{n_{S{O_2}}}$=> PT(2)

Lời giải chi tiết:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

  0,1 mol               →                   0,05 mol

Gọi nFe = x mol; nCu = y mol

Bảo toàn khối lượng:  ${m_{Fe}} + {m_{Cu}} + {m_{{O_2}}} = {m_{oxit}}$

$ = > {m_{{\text{Fe}}}} + {m_{Cu}} = 13,6 - 0,05.32 = 12\,\,gam$

=> 56x + 64y = 12  (1)

Xét toàn bộ quá trình có Fe và Cu cho e, O2 và H2SO4 nhận e

Bảo toàn e:  $3.{n_{Fe}} + 2.{n_{Cu}} = 4.{n_{{O_2}}} + 2.{n_{S{O_2}}}$

=> 3x + 2y = 4.0,05 + 2.0,15 (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,1 mol; y = 0,1 mol

=> %mFe = 0,1.56 / 12 = 46,67%

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?

  • A

    N2.      

  • B

    O2.      

  • C

    O3.

  • D

    CO2.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

2KI + O3 + H2O →  I2 + 2KOH + O2 (dung dịch thu được làm xanh hồ tinh bột)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hấp thụ hết 5,6 lít SO2 (đktc) trong 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Na2SO3 xM thu được dung dịch có chứa 43,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là

  • A

    1,25.

  • B

    1,50.

  • C

    0,10.

  • D

    0,75.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+) Hỗn hợp muối gồm NaHSO3 (a mol) và Na2SO3 (b mol) => mmuối = PT(1)

+) Bảo toàn nguyên tố S: ${n_{S{O_2}}} + {n_{Na{_2}S{O_3}trước phản ứng}} = {n_{NaHS{O_3}}} + {n_{N{a_2}S{O_3}sau phản ứng}}$ => PT (2)

+) Bảo toàn nguyên tố Na: ${n_{NaOH}} + 2.{n_{Na{ _2}S{O_3}trước phản ứng}} = {n_{NaHS{O_3}}} + 2.{n_{N{a_2}S{O_3}sau phản ứng}}$  => PT (3)

Lời giải chi tiết:

nSO2 = 0,25 mol; nNaOH = 0,2 mol

Hỗn hợp muối gồm NaHSO3 (a mol) và Na2SO3 (b mol) => mmuối = 104a + 126b = 43,8  (1)

+) Bảo toàn nguyên tố S: ${n_{S{O_2}}} + {n_{Na{_2}S{O_3}trước phản ứng}} = {n_{NaHS{O_3}}} + {n_{N{a_2}S{O_3}sau phản ứng}}$

=> 0,25 + 0,2x = a + b  (2)

+) Bảo toàn nguyên tố Na: ${n_{NaOH}} + 2.{n_{Na{ _2}S{O_3}trước phản ứng}} = {n_{NaHS{O_3}}} + 2.{n_{N{a_2}S{O_3}sau phản ứng}}$ 

=> 0,2 + 2.0,2x = a + 2b  (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,3 mol; b = 0,1 mol; x = 0,75 mol

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hòa tan m gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm

  • A

    BaSO4 và FeO.          

  • B

    Al2O3 và Fe2O3.         

  • C

    BaSO4 và Fe2O3.        

  • D

    Fe2O3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+) Cần nắm được tính chất của kim loại tác dụng với H2SO4 loãng, tính lưỡng tính của Al(OH)3

+) Viết sơ đồ phản ứng, xét sản phẩm sinh ra sau mỗi giai đoạn

Lời giải chi tiết:

$\left\{ \begin{gathered}Al \hfill \\F{\text{e}} \hfill \\ \end{gathered} \right. + {H_2}S{O_4} \to \left\{ \begin{gathered}A{l_2}{(S{O_4})_3} \hfill \\F{\text{e}}S{O_4} \hfill \\ \end{gathered} \right.$$\xrightarrow{{ + Ba{{(OH)}_2}dư}}$$ \downarrow Y:BaS{O_4},F{\text{e}}{(OH)_2}$$\xrightarrow{{kk,{t^o}}}Z:BaS{O_4},F{{\text{e}}_2}{O_3}$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A gồm Zn và một kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 4,144 lít hỗn hợp khí X gồm SO2 và H2S có tỉ khối so với hiđro bằng 31,595. Khối lượng axit H2SO4 đặc đã phản ứng là

  • A

    37,73 gam.     

  • B

    37,24 gam.     

  • C

    39,20 gam.     

  • D

    39,69 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+) ${n_{S{O_2}}} = a\,mol;\,{n_{{H_2}S}} = \,b\,mol$ → PT(1)

+) Từ  ${\overline M _X}$ => PT(2)

Xét quá trình nhận e

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ + 4} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,36\,\, \leftarrow \,\,0,18$

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,8e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ - 2} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,04\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,0,005$

+) ne nhận = ne cho => tính ne cho 

+)  ${n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{SO_4^{2 - }}} + {n_{S{O_2}}}+{n_{{H_2}S}}$

Lời giải chi tiết:

+) ${n_{S{O_2}}} = a\,mol;\,{n_{{H_2}S}} = b\,mol$

nX = $\frac{{4,144}}{{22,4}}$ = 0,185 mol → a + b = 0,185 (1)

+) ${\overline M _X} = {\kern 1pt} \frac{{64a+ 34b}}{{a+ b}}= 2.31,595$  → 0,81a = 29,19b  (2)

Từ (1) và (2) → a = 0,18;  b = 0,005

Xét quá trình nhận e

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ + 4} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,36\,\, \leftarrow \,\,0,18$

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,8e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ - 2} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,04\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,0,005$

→ ne nhận = 0,36 + 0,04 = 0,4 mol → ne cho  = 0,4 mol

+)  ${n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{SO_4^{2 - }}} + {n_{S{O_2}}} + {n_{{H_2}S}} = \frac{{{n_{e\,cho}}}}{2}+ 0,18+ 0,005$= 0,385 mol 

→${m_{{H_2}S{O_4}}}$ = 0,385.98 = 37,73 gam

Đáp án - Lời giải