Câu hỏi 1 :
Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1926-1929?
- A
Mang tính thống nhất trong toàn quốc
- B
Đều mang tính chất chính trị rõ nét
- C
Công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập dẫn đầu phong trào yêu nước
- D
Phong trào công nhân thực sự trở thành phong trào tự giác
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trong giai đoạn 1926-1929 phong trào công nhân có bước phát triển mới.
Cụ thể là:
- Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, vượt ra phạm vị một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị.
- Phong trào công nhân đang đi dần vào cuộc đấu tranh tự giác, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức quy tụ, dẫn đầu phong trào yêu nước
Câu hỏi 2 :
"Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?
- A
Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.
- B
Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).
- C
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.
- D
Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thời cơ ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Đây là khoảng thời gian thuận lợi nhất để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi vì lúc kẻ thù chính đã gục ngã, kẻ thù mới chưa xuất hiện
Câu hỏi 3 :
Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị (10-1930)?
- A
Tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
- B
Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
- C
Tiến hành cách mạng ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản
- D
Tiến hành giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Luận cương khẳng định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương (Đường lối chiến lược) lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
Câu hỏi 4 :
Trung đội Cứu quốc quân được thành lập vào năm 1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?
- A
Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
- B
Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
- C
Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.
- D
Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình xây dựng lực lượng cách mạng để trả lời
Lời giải chi tiết:
Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941).
Câu hỏi 5 :
Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì?
- A
Khủng hoảng kinh tế trầm trọng
- B
Khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết đói
- C
Cách mạng bùng nổ trong cả nước
- D
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Những chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật như thu thóc tạ, nhổ lúa trồng đay, cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức mua lương thực với giá rẻ mạt…đã dẫn đến nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 với gần 2 triệu người Việt Nam bị chết đói. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp – Nhật đối với nhân dân ta.
Câu hỏi 6 :
Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì?
- A
Tăng cường bóc lột nhân dân lao động Pháp
- B
Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương
- C
Trút gánh nặng sang các nước thuộc địa
- D
Tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở Pháp và các nước thuộc địa
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước, đồng thời thực hiện chính sách trút gánh nặng khủng hoảng sang các nước thuộc địa
Câu hỏi 7 :
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?
- A
Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản
- B
Đức, Italia, Nhật Bản
- C
Đức, Tây Ban Nha, Italia
- D
Đức, Áo- Hung
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản
Câu hỏi 8 :
Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
- A
Do Nghệ- Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh
- B
Do quan tâm chỉ đạo của Đảng cộng sản
- C
Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929-1933.
- D
Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ- Tĩnh
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh giai đoạn này Nghệ - Tĩnh để phân tích, loại trừ.
Lời giải chi tiết:
Bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lại phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh như:
- Đây là khu vực có truyền thống đấu tranh từ xưa
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho đời sống người dân ở đây vô cùng cực khổ nên tinh thần đấu tranh của họ rất triệt để
- Nghệ - Tĩnh có hai trung tâm công nghiệp lớn là Vinh và Bến Thủy nên số lượng công nhân đông, dễ dàng thực hiện đoàn kết công- nông
- Do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng. Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.
=> Loại trừ đáp án: C
Câu hỏi 9 :
Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
- A
Cách mạng vô sản
- B
Cách mạng tư sản
- C
Giải phóng dân tộc
- D
Thổ địa cách mạng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào nhiệm vụ - mục tiêu cách mạng tháng Tám để nhận xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Cách mạng tháng Tám mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân trong đó giải phóng dân tộc là tính chất điển hình vì nhiệm vụ mục tiêu số 1 của cách mạng là đánh đổ ách thống trị ngoại bang, giành độc lập dân tộc
Câu hỏi 10 :
Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản khác trên thế giới là gì?
- A
Có sự kết hợp với phong trào yêu nước
- B
Chủ nghĩa Mác- Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh
- C
Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định
- D
Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào các nhân tố đưa đến sự thành lập các đảng cộng sản trên thế giới và ở Việt Nam để liên hệ, so sánh.
Lời giải chi tiết:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước. Sự tham gia của phong trào yêu nước trong quá trình thành lập Đảng là sự khác biệt cơ bản trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các đảng cộng sản khác trên thế giới. Các Đảng Cộng sản khác trên thế giới ra đời chỉ dựa trên sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân.