Câu hỏi 1 :

Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?

 

  • A

    17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

     

  • B

    Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn

     

  • C

    Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản

     

  • D

    Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lần lượt tan rã.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Yếu tố nào giúp cải thiện tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á dẫn đến sự mở rộng thành viên của ASEAN?

 

  • A

    Vấn đề Campuchia được giải quyết

     

  • B

    Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam

     

  • C

    Khối SEATO tan rã

     

  • D

    Xu thế toàn cầu hóa

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là khi vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí kết hiệp định Pari (10-1991), tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

 

  • A

    Xingapo

     

  • B

    Malaysia

     

  • C

    Thái Lan

     

  • D

    Inđônêxia

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trừ Thái Lan, còn lại các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?

 

  • A

    Tây Ban Nha

     

  • B

    Bồ Đào Nha

     

  • C

    Anh

     

  • D

    Hà Lan

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Năm 1662, người Hà Lan là nước thực dân đầu tiên đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?

  • A

    Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

  • B

    Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội hội từ châu Âu sang châu Á

  • C

    Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

  • D

    Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã:

- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

- Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

 

  • A

    Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • B

    Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • C

     

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • D

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?

 

  • A

    N. Manđêla

     

  • B

    Phiđen Cátxtơrô

     

  • C

    G. Nêru

     

  • D

    M. Ganđi

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô và những người đồng chí của mình, nhân dân Cuba đã nổi dậy đấu tranh lật đổ nền độc tài thân Mĩ, thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

     

  • B

    Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

     

  • C

    Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

     

  • D

    Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích bối cảnh thế giới và nội tại của những quốc gia tiêu biểu tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), mâu thuẫn xã hội ở các nước châu Á phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Trong khi đó, các lực lượng dân tộc ở các nước này ngày càng trưởng thành. Đây là yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau năm 1945.

Còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào?

 

  • A

    2014

     

  • B

    2015

     

  • C

    2016

     

  • D

    2017

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31-12-2015 dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng với mục tiêu đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. 

Đáp án - Lời giải