Câu hỏi 1 :
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là
- A
Dùng người Việt đánh người Việt
- B
Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
- C
Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường
- D
Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đông thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”
Câu hỏi 2 :
Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt là
- A
Đảng Lao động Việt Nam
- B
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
- C
Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam
- D
Đảng cộng sản Đông Dương
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi
Câu hỏi 3 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) ở miền Bắc là gì?
- A
Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều
- B
Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH
- C
Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
- D
Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam
Câu hỏi 4 :
Tuyết đường vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là
- A
Đường số 4
- B
Đường số 9
- C
Đường số 14
- D
Đường Hồ Chí Minh
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là đường Hồ Chí Minh (trên bộ và trên biển) bắt đầu được khai thông từ năm 1959 dài hàng nghìn cây số, đã nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam
Câu hỏi 5 :
Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là
- A
Người cày có ruộng
- B
Không một tấc đất bỏ hoang
- C
Tăng gia sản xuất
- D
Tấc đất, tấc vàng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”
Câu hỏi 6 :
Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
- A
Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
- B
Bảo vệ hòa bình
- C
Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
- D
Chống khủng bố, chiến dịch tố cộng, diệt cộng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào cuộc đấu tranh chống Mĩ- Diệm sau năm 1954 để trả lời
Lời giải chi tiết:
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung ương Đảng chủ trương đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm để đòi chúng thi hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu hỏi 7 :
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?
- A
Quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn
- B
Quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975
- C
Quyết định giải phóng toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế- Đà Nẵng
- D
Quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1976
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử trước chiến dịch Huế Đà Nẵng để trả lời
Lời giải chi tiết:
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế- Đà Nẵng
Câu hỏi 8 :
Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?
- A
Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam
- B
Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ
- C
Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới
- D
Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình miền Bắc trong những năm 1965-1968 để đánh giá, nhận xét
Lời giải chi tiết:
Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu hỏi 9 :
Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
- A
Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ
- B
Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc
- C
Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn
- D
Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào vị trí của Tây Nguyên để nhận xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lương mỏng, bố phòng sơ hở. Hơn nữa, đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, trung thành với cách mạng. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
Tây nguyên không phải căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn => đây không phải lí do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
Câu hỏi 10 :
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là
- A
Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình
- B
Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ
- C
Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch
- D
Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù
Đáp án: A
Phương pháp giải:
So sánh, liên hệ ý nghĩa của hai chiến thắng trên để trả lời
Lời giải chi tiết:
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ là hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Còn ở trận “Điện Biên Phủ trên không” là hiệp định Pari về Việt Nam