Câu hỏi 1 :
Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?
- A
Đại hội dân tộc Phi
- B
Tổ chức thống nhất châu Phi
- C
Liên minh châu Phi
- D
Đại hội thống nhất châu Phi
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), đứng đầu là Nenxơn Man-đê-la, người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh dòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)
Câu hỏi 2 :
Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?
- A
Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực
- B
Duy trì hòa bình an ninh của khu vực
- C
Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
- D
Đảm bảo sự kiềm soát của chủ nghĩa tư bản ở khu vực
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tháng 9-1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực
Câu hỏi 3 :
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A
Chế độ phân biệt chủng tộc.
- B
Chủ nghĩa thực dân cũ.
- C
Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
- D
Giai cấp địa chủ phong kiến.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh, nhằm thực hiện âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sâu của mình.
=> Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh là Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
Câu hỏi 4 :
Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
- A
Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
- B
Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục
- C
Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ
- D
Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ dân chủ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là “Lục địa bùng cháy”.
Câu hỏi 5 :
Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?
- A
xây dựng và phát triển đất nước.
- B
thực hiện liên kết khu vực.
- C
khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
- D
thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau khi giành được độc lập, lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ Latinh đã sang một chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
Câu hỏi 6 :
Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên
- A
Chủ nghĩa tư bản
- B
Chủ nghĩa xã hội
- C
Quân chủ lập hiến
- D
Cộng hòa Tổng thống
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tháng 4-1961, quân dân Cuba đã đập tan cuộc tấn công của lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với thế giới: Cuba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Câu hỏi 7 :
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?
- A
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.
- B
Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội hội từ châu Âu sang châu Á
- C
Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.
- D
Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã:
- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
- Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
Câu hỏi 8 :
Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
- A
Nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực
- B
Các nước trong khu vực đều tham gia vào tổ chức ASEAN
- C
ASEAN vươn lên trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh
- D
ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á:
- Lần đầu tiên sau nhiều thập kỉ, nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết (1991).
- Từ 5 thành viên ban đầu đến năm 1999 10 nước Đông Nam Á đã vượt qua sự khác biệt về chính trị, cùng đứng trong tổ chức ASEAN.
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Câu hỏi 9 :
Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
- A
Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân
- B
Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc
- C
Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu
- D
Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm chế độ phân biệt chủng tộc và phong trào giải phóng dân tộc để đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ được chế độ này cũng là đánh đổ được một hình thái áp bức, bóc lột thực dân.
Câu hỏi 10 :
Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?
- A
Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo
- B
Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo
- C
Nhât Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo
- D
Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức thực tiễn để trả lời
Lời giải chi tiết:
Có 4 quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Con rồng châu Á”: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Xingapo