Đề bài

Câu 1

a. Oxit là gì?

b. Cho các hợp chất vô cơ sau, hãy chỉ ra đâu là oxit, axit, bazơ, muối: Na2O, H2S, Zn(NO3)2, NaOH, CO2, H2SO4, Fe(OH)3, KHCO3.

Câu 2

Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết loại phản ứng của phương trình.

a. KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)

b. Fe  + HCl →

c. Na2O  + H2O  →

Câu 3

a. Thế nào là dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa?

b. Hòa tan 40 gam NaOH vào 160 gam nước thì thu được dung dịch NaOH. Tính khối lượng dung dịch NaOH tạo thành và nồng độ phần trăm của dung dịch.

Câu 4

Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu sau: axit clohiđric (HCl), Kali hiđroxit (KOH), nước. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 lọ trên.

Câu 5

Đốt cháy 13 gam một kim loại R (hoá trị II) trong bình chứa khí oxi có dư, sau phản ứng thu được 16,2 gam oxit RO. Xác định tên kim loại R.

Câu 6

Cho 11,2 gam sắt (Fe) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric H2SO4 10% thu được sắt (II) sunfat (FeSO4) và giải phóng khí hiđro (H2).

a. Tính thể tích khí tạo thành ở điều kiện tiêu chuẩn.

b. Tính khối lượng dung dịch axit sunfuric cần dùng.

Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố sau: Al = 27, O =16, Zn= 65, S= 32, Cl =35,5, Ca = 40, H =1, Cu = 64, Fe= 56.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

a. Dựa vào kiến thức học về oxit trong sgk hóa 8 – trang  89

b. Dựa vào kiến thức học về axit – bazo – muối sgk hóa 8 – trang 126

Hướng dẫn giải:

a. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.

b.Oxit : Na2O, CO2.

Axit : H2S, H2SO4

Bazơ : NaOH, Fe(OH)3

Muối: Zn(NO3)2, KHCO3.

Câu 2:

Phương pháp:

a. Dựa vào kiến thức được học về phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm sgk hóa 8 – trang 92

b. Dựa vào phương trình điều chế H2 trong PTN sgk hóa 8 – trang 114

c. Dựa vào tính chất hóa học của H2O trong sgk hóa 8 – trang 121

Phân loại các phương trình trên thành các phản ứng: phân hủy, hóa hợp, thế, oxi- hóa khử đã được học.

Hướng dẫn giải:

a. 2 KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2KCl + 3O2

=> Phản ứng phân hủy

b. Fe  + 2HCl → FeCl2  +  H2

=> Phản ứng thế

c.  Na2O  + H2O  → 2NaOH

=> Phản ứng hóa hợp

Câu 3:

Phương pháp:

a. Dựa vào kiến thức học về dung dịch trong sgk hóa 8 – trang 135

b. mdd NaOH = mNaOH + mH2O

Hướng dẫn giải:

a.- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

- Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan ở một nhiệt độ xác định..

- Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan ở một nhiệt độ xác định..

b. - Khối lượng dung dịch NaOH tạo thành.

   mdd = mct + mdm = 40 + 160 = 200 (gam)  

- Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH là:

C% = \(\frac{mct}{mdd}\)x100%

= \(\frac{40}{200}\)x100% = 20%

Câu 4:

Phương pháp:

Bước 1: Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Bước 2: Dùng quỳ tím nhận biết, nêu hiện tượng khác nhau để nhận ra mỗi dung dịch.

Hướng dẫn giải:

Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Cho quỳ tím lần lượt vào các ống nghiệm chứa các dung dịch trên

+ Qùy tím chuyển màu xanh. Đó là dung dịch KOH

+ Qùy tím chuyển màu đỏ. Đó là dung dịch HCl.

+ Không hiện tượng. Đó là nước.

Câu 5:

Phương pháp:

Sử dụng bảo toàn khối lượng tính được

mO2 = moxit – mR. Từ đó tính được nO2

Viết PTHH xảy ra , tính mol R theo mol O2. Từ đó tính được MR = mR: nR = ?

Hướng dẫn giải:

          PTHH :        2R + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2RO

Theo PTHH (mol)  2       1               2

Theo ĐB (gam)     13g                    16,2

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mO2 = mRO – mR = 16,2 – 13 = 3,2 gam

Số mol của khí oxi tham gia phản ứng là:

  nO2 = \(\frac{m}{M}\)=\(\frac{3,2}{32}\)= 0,1 (mol)

Theo PTHH, số mol của R là:

\({{n}_{R}}=2{{n}_{{{O}_{2}}}}=2\times 0,1=0,2\,(mol)\)

Khối lượng mol của R là:

 MR=  \({{M}_{R}}=\frac{{{m}_{R}}}{{{n}_{R}}}=\frac{13}{0,2}=65\,(g/mol)\)

Vậy R là kim loại kẽm.

Câu 6:

Phương pháp:

Viết PTHH xảy ra, đổi số mol Fe theo công thức:

nFe = mFe : MFe

a. Tính mol H2 theo mol Fe dựa vào PTHH. Từ đó tính được

VH2(đktc) = nH2×22,4 = ?

b. Tính mol H2SO4 theo số mol Fe dựa vào PTHH.

Từ đó tính được mH2SO4  = n­H2SO4×MH2SO4

=> mddH2SO4 = \(\frac{{{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}.100%}{C%}\) = ?

Hướng dẫn giải:

PTHH:  Fe    +    H2SO4    →    FeSO4   +  H2

Mol      0,2           0,2                                 0,2

Số mol có trong 11,2 gam sắt là:

\({{n}_{Fe}}=\frac{m}{M}=\frac{11,2}{56}=0,4\,(mol)\)

a. Theo PTHH, số mol của H2 là:

nH2 =  \(\frac{0,2.1}{1}\)= 0,2 (mol)

Thể tích của 0,2 mol khí hiđro tạo thành ở đktc là:

VH2 ­(đktc) = n×22,4 = 0,2×22,4 = 4,48 (l)

b. Theo PTHH, số mol của H2SO4:

 nH2SO4 = \(\frac{0,2.1}{1}\)= 0,2 (mol)

Khối lượng của axit sunfuric cần dùng:

mH2SO4 = n. M= 0,2. 98 = 19,6 (gam)

Khối lượng của dung dịch axit cần dùng là:

mddH2SO4 = \(\frac{mct.100%}{C%}\) = \(\frac{19,6.100}{10}\)=196 (gam)

Nguồn: Sưu tầm

soanvan.me