Đề bài
Phân tích chi tiết bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” - Thanh Thảo
Lời giải chi tiết
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
+ Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946. Quê xã Đức Tân, Huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Tốt nghiệp khoa văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Tham gia trực tiếp chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Từ sau năm 1975, Thanh Thảo hoạt động văn nghệ và báo chí. Ông là phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quãng Ngãi.
+ Tác phẩm chính: Những người đi tới biển (1977 – trường ca). Dấu chân qua Trảng cỏ (1978 – thơ), Khối vuôn ru bích (1985 – thơ), Từ một đến một trăm (1988 – thơ), Những ngọn sóng mặt trời (2002 – trường ca).
Ông được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1979 cho tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ.
+ Thanh Thảo tiêu biểu cho gương mặt thơ trẻ thời chống Mĩ và có nhiều nỗ lực đổi mới thơ Việt. Thơ Thanh Thảo viết về đề tài nào cũng đều đậm chất triểt lí. Mạch trữ tình trong thơ ông đều hướng tới những vẻ đẹp của nhân cách: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do. Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê-nhin, Lor-ca
2. Nghệ sĩ Phê-đờ-ri-cô Ghát-xi-a Lor-ca và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
+ Lor-ca sinh năm 1898 ở tỉnh Gra-na-đa miền Nam Tây Ban Nha, được xem là nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha thế kỉ XX. Ngoài thơ, ông còn là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiểng. Thơ của Lor-ca gắn bó máu thịt với nguồn mạch văn hoá dân gian, hồn nhiên, phóng khoáng. Nhân cách nghệ sĩ của ông thể hiện qua câu thơ nổi tiếng “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” (ghi nhớ). Lor-ca bị phe phát xít phran-cô giết trong thời gian đầu cuộc nội chiến ở TBN. Xác ông bị chúng quăng xuống giếng. Thanh Thảo thực sự xúc động về Lor-ca nhất là cái chết của ông để viết bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca như một tuyên ngôn nghệ thuật của Lor-ca.
Cây đàn ghi ta
cất tiếng thở than
…
dưới năm đầu kiếm sắc
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
- Bài thơ chia làm 3 phần
+ Phần 1: (6 dòng đầu) Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN.
+ Phần 2 (tiếp đó đến “không ai chôn cất tiếng đàn”): Một cái chết oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác.
+ Phần 3 (còn lại): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.
Chủ đề:
Bài thơ miêu tả Lor-ca, một nghệ sĩ tự do có tư tưởng cách tân về nghệ thuật, sống cô đơn trong khung cảnh chính trị Tây Ban Nha và cái chết oan khuất của ông do thế lực tàn ác gây ra. Đồng thời thể hiện niềm xót thương của tác giả và những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Người nghệ sĩ tự do Lor-ca
- Lor-ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha
+ Áo choàng đỏ gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một hoạt động văn hoá khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.
+ Vầng trăng
+ Yên ngựa
+ Cô gái Di-gan
+ Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “li-la-li-la-li-la”
Tất cả làm nổi bật không gian văn hoá TBN. Hình tượng Lor-ca nổi bật trên nền văn hoá đó, làm rõ ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang “hát nghêu ngao” cùng “tiếng đàn bọt nước” cùng với “vầng trăng chếnh choáng/ trên yên ngựa mỏi mòn”
- Tấm “áo choàng đỏ gắt” giúp ta liên tưởng tới cảnh đấu trường. Đây không phải là trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyểt liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca. Nhưng ở góc nhìn nào ta cũng thấy Lor-ca đơn độc. Chàng sống mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông và lá bùa sinh mệnh trên đường chỉ tay.
- Ta bắt gặp sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà thơ Thanh Thảo với đối tượng cảm xúc – người nghệ sĩ Lor-ca.
+ Tác giả tạo dựng không khí chính trị qua “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
+ Cái phông của nền văn hoá dân gian Tây Ban Nha.
+ Bài thơ giàu tính nhạc qua biện pháp tu từ, từ láy
+ Mô phỏng âm thanh các nốt đàn ghi ta (li-la-li-la-li-la). Tất cả làm nổi lên hình tượng Lor-ca, nghệ sĩ hát rong, người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giải bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương cảu nhân dân mình.
2. Cái chết oan khuất của Lor-ca
- Đấy là khi Lor-ca bọn phát xít Phrăng-cô giết, ném xác xuống giếng để phi tang.
- Để miêu tả sự việc bi phẫn này, Thanh Thảo sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật
+ Đối lập:
+) Tự do của người nghệ sĩ và thế lực tà n bạo của phát xít
+) Tiếng hát yêu đời, vô tư với hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết đỏ)
+) Tình yêu cái đẹp với hành động tàn ác, dã man.
+ Nhân cách hoá: “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” có sức ám ảnh
+ Hoán dụ:
+) Tiếng hát để chỉ Lor-ca
+) Tấm “áo choàng bê bết đỏ”: chỉ cái chết
+ So sánh và chuyển đổi cảm giác:
* Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn. Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật về tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng, tình cảm của Lor-ca. Cái chết của người nghệ sĩ còn để lại nhiều suy nghĩ. Bọn phát xít không thể sống được trong bầu không khí dân chủ, khát vọng tự do. Chúng phải thủ tiêu Lor-ca. Cái chểt của Lor-ca gây lòng căm thù bọn phát xít và lòng thương cảm người nghệ sĩ dân gian.
3. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca
- Nỗi niềm xót thương Lor-ca được chuyển hoá thành niềm tin bất tử của tiếng đàn Lor-ca
Không ai chôn cất…
….cỏ mọc hoang
+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Nó còn là tình yêu con người, khát vọng mà ông hằng theo đuổi. Đấy là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào huỷ diệt được. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi mãi như thứ cỏ dại “mọc hoang”.
+ Tiếng đàn còn có thể hiểu là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài. Đó là sự nuổi tiếc hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca và cả nền văn chương TBN.
Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với Lor-ca. Nhà thơ tài hoa của đất nước Tây Ban Nha ấy đành chấp nhận số mệnh phủ phàng. Đường chỉ tay báo trước phận người ngắn ngủi. Dòng sông rộng mênh mang tượng trưng cho thế giới vô cùng. Con người ấy “ném là bùa vào xoáy nước” “ném trái tim” vào thế giới của sự im lặng (cõi chết) để “bơi sang ngang/trên chiếc ghi ta màu bạc”. Đấy có thể coi như một sự giải thoát.
- Sự giã từ cuộc đời cũng là cách giải thoát. Song tiếng đàn của Lor-ca, nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người và khát vọng tự do ông hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể huỷ diệt được
- Câu thơ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn: Đây là thể hiện nhân cách nghệ sĩ của Lor-ca. Nó thể hiện tình yêu say đắm với nghệ thuật của Lor-ca. Đó là tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha (Tây ban cầm). Nhưng Lor-ca đâu phải là người nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản. ông muốn bộc lộ điều sâu sắc đến một ngày nào đó thi ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật. Ông đã dặn cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới.
soanvan.me