Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài: Ý nghĩa lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” .

Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

B. Thân bài

1. Giải thích "lời đề từ" 

- Lời đề từ có khi là một câu thơ, một khổ thơ, hay một câu văn của tác giả hay tác giả mượn của ai đó .

- Lời đề từ có khi là một thứ trang sức cho tác phẩm , nhưng phần lớn đều có ý nghĩa là điểm tựa hay cảm hứng cho ý tưởng của tác giả . Chính vì vậy nó liên quan đến tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm .

- Nó còn là định hướng cảm thụ cho người đọc vì thế nó như là chìa khóa để tìm hiểu tác phẩm .

 Ví dụ : Trong tác phẩm " Tràng giang" của Huy Cận ông cũng đã đề câu lời đề từ cho tác phẩm của mình như sau  " Buâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Hay với Nguyễn Tuân trong tùy bút " Người lái đò sông Đà" ông đã có 2 lời đề từ  " Đẹp thay tiếng hát trên dòng sông" và câu  " Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu."

2. Ý nghĩa lời đề từ trong " Đàn ghi ta của Lor ca" .

*Nguồn gốc : “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta trong cát’’ là câu thơ trong bài thơ “Ghi Nhớ’’ của Lor Ca đã được nhà thơ Thanh Thảo lấy làm lời đề từ cho bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor ca’’.

- Nó thể hiện tình yêu đắm say của Lor Ca với cây đàn và cũng chính là nghệ thuật .

- Thể hiện tình yêu tha thiết đắm say của Lor ca đối với đất nước Tây Ban Nha , bởi Đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống cuả đất nước này ,người ta còn gọi Tây Ban Nha là nước Tây Ban Cầm .

- Thể hiện nhân cách sáng ngời của Lor ca , của nghệ thuật chân chính :ông biết ngày nào đó sự nghiệp của mình sẽ là vật cản trở , vật áng ngữ sự phát triển , sự sáng tạo nghệ thuật : vì 

+ Người ta sẽ vì quá ngưỡng mộ ông mà đưa ông lên đài danh dự để rồi vô tình trở thành vật áng ngữ sự sáng tạo nghệ thuật .

+ Ông không muốn điều đó vì thế ông muốn thế hệ sau hay "chôn “ nghệ thuật’’ của mình để vượt qua ông, để đưa nền nghệ thuật Tây Ban Nha lên tầm cao mới …..

- Nhà thơ Thanh Thảo đã hiểu được thông điêp của Lor ca và muốn gửi thông điệp này tới thế hệ mai sau. Đó là sự tri âm giữa hai tâm hồn.

- Qua đây nó còn nói lên bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo .( điều này cũng đã được thể hiện ở một số nhà thơ muốn cách tân thơ Việt , nhà thơ Trần Dần đã nói :" hãy chôn thơ mới". Hay Nam Cao “ văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu biết tìm tòi , biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có .)

- Đây còn là hình tượng trung tâm và xuyên suốt trong bài thơ . nó khiến ta hiểu thêm về tấm lòng tâm hồn của Lorca đồng thời còn giúp ta cắt nghĩa được một số hình ảnh trong bài thơ như câu: “Không ai chôn cất tiếng đàn 
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang’’.

- Đây là câu thơ được rút từ bài thơ “Ghi nhớ” của Lor-ca, được nhà thơ Thanh Thảo lấy làm lời đề từ cho bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Câu thơ giống như lời di chúc của Lor-ca khi tiên cảm về cái chết của mình. Sau khi chết, Lor-ca muốn được chôn cùng với cây đàn, điều đó cho thấy: Tình yêu nghệ thuật của Lor-ca; Tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với xứ sở quê hương Tây Ban Nha.

- Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ trở thành vật cản cho những người đến sau, nên đã di chúc đối với những người làm nghệ thuật: hãy biết chôn nghệ thuật của ông để sáng tạo, để đem đến những cái mới cho nghệ thuật.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

Bài mẫu

        Một tác phẩm văn học tiêu biểu là tác phẩm không chỉ chứa đựng một tư tưởng sâu sắc mà còn mang những giá trị nghệ thuật lớn. Giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang lại đến từ các biện pháp nghệ thuật, không thời gian nghệ thuật hay từ những chi tiết nghệ thuật. Lời đề từ cũng là một phép nghệ thuật tạo nên tính thẩm mĩ và thể hiện ý nghĩa cho tác phẩm, tạo điểm tựa cho sự truyền đạt tư tưởng của nhà văn, là chìa khoá giúp người đọc đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm. Trong Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo đã sử dụng nghệ thuật này để dưa vào tác phẩm của mình bằng câu thơ của chính Lor-ca để làm lời đề từ cho tác phẩm của mình.

        "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Lời thơ được trích trong tuyệt phẩm "Ghi nhớ" của nhà văn tài ba Tây Ban Nha này. Lời đề từ hàm chứa tư tưởng và ý nghĩa sâu sắc. Cây đàn không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ âm nhạc mà nó còn là biểu hiện của nghệ thuật tuyệt diệu. Điều đó như một khẳng định chắc chắn về tình yêu tuyệt đối, niềm say mê nghệ thuật mãnh liệt của Lor-ca. Bởi chỉ có khi yêu, người ta mới mong muốn gắn bó bền chặt với những thứ mình trân quý, đặc biệt là những điều đẹp đẽ nhất của nghệ thuật dân tộc. Cây đàn cũng chính là một nhạc cụ truyền thống của đất nướcTây Ban Nha xinh đẹp. Điều này thể hiện tinh thần tự hào về nghệ thuật và lòng yêu nước thiết tha của Lor-ca.

        Với ông, nghệ thuật chân chính là đi đến sức sáng tạo không ngừng nghỉ, là những cái mới mẻ, bứt phá qua mỗi thời đại. Ông lựa chọn chôn mình với cây đàn chính là vì nỗi lo sợ rằng một ngày chính nghệ thuật của mình sẻ cản trở, trở thành cái bóng quá lớn khiến những thế hệ sau e ngại mà không thoả sức sáng tạo nghệ thuật, sợ rằng nghệ thuật sẽ bị chôn vùi mà không thể phát triển tới những chân trời mới. Đó là sự khiêm nhường trong con người ông. Lor-ca muốn gửi gắm ước muốn của mình đến thế hệ tương lai, hãy "chôn" nghệ thuật của một Lorca và hãy vươn tới những tầm cao sáng tạo, đưa nghệ thuật Tây Ban Nha vươn xa hơn trên văn hoá thế giới. Đó là tấm lòng của một nhân cách lớn lao và sáng ngời.

        Nhà thơ Thanh Thảo đã đồng cảm, ngưỡng mộ và thấu hiểu được mong ước, suy nghĩ của Lor-ca mà gửi đến thông điệp này như một lời tri ân tới ông. Đồng thời khẳng định bản chất của nghệ thuật là sáng tạo không ngừng nghỉ. Như nhà văn Nam Cao từng nói: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu... và sáng tạo những cái gì chưa có".

        Lời đề từ đã thể hiện ý tưởng của nhà văn, là chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần xây dựng hình tượng Lor-ca trong bài thơ. Từ đó, ta thêm trân trọng và yêu quý tài năng của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài ba. Đồng thời hiểu hơn về nghệ thuật chân chính tự do sáng tạo cái mới, vươn tới những sắc màu vô tận của nghệ thuật. Sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật.

Nguồn: Sưu tầm

soanvan.me