Tán sắc ánh sáng là?
-
A
Sự phân tách ánh sáng đơn sắc thành các ánh sáng màu
-
B
Sự phân tách một chùm ánh sáng đỏ thành các chùm sáng đơn sắc
-
C
Sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc
-
D
Sự phân tách một chùm ánh sáng tím thành các chùm sáng đơn sắc
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
-
A
Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng phức tạp truyền qua một lăng kính bị phân tách thành các ánh sáng đơn sắc khác nhau
-
B
Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
-
C
Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đó càng lớn
-
D
Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Xem lí thuyết phần 1 + 2
A, B, D - đúng
C -sai vì: \(n = \frac{c}{v} = \frac{c}{{\lambda f}}\)
=> Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đó càng nhỏ chứ không phải càng lớn
Ánh sáng trắng là:
-
A
Ánh sáng không bị đổi màu khi đi qua lăng kính
-
B
Hỗn hợp của ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến lam
-
C
Ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
-
D
Hỗn hợp của ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Xem lí thuyết phần 2
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
Ánh sáng đơn sắc là:
-
A
Ánh sáng bị đổi màu khi đi qua lăng kính
-
B
Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính
-
C
Hỗn hợp ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
-
D
Ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Nhận định nào sau đây đúng?
-
A
Chiết suất tuyệt đối của ánh sáng tím lớn nhất
-
B
Vận tốc truyền ánh sáng của ánh sáng tím lớn nhất
-
C
Góc lệch khi đi qua lăng kính của ánh sáng tím nhỏ nhất
-
D
Chiết suất tuyệt đối của ánh sáng cam lớn hơn của ánh sáng chàm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Ta có:
+ vđỏ> vcam > vvàng > vlục > vlam > vchàm > vtím
+ nđỏ< ncam < nvàng < nlục < nlam < nchàm < ntím
+ Dđỏ< Dcam < Dvàng < Dlục < Dlam < Dchàm <Dtím
Khi rọi một chùm hẹp ánh sáng Mặt trời xuống mặt nước trong một bể bơi thì thấy ở đáy bể một vệt sáng. Vệt sáng này
-
A
có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
-
B
có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc
-
C
có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc
-
D
chỉ có một màu dù chiếu xiên hay chiều vuông góc
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Vận dụng lí thuyết về các hiện tượng và định luật ánh sáng
- Khi chiếu vuông góc, ánh sáng truyền thẳng (theo định luật truyền thẳng ánh sáng) => vệt sáng vẫn có màu trắng
- Khi chiếu xiên, theo hiện tượng tán sắc ánh sáng, ta có vệt sáng sẽ có nhiều màu
Khi sóng ánh sáng truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác thì
-
A
tần số không đổi nhưng bước sóng thay đổi
-
B
bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi.
-
C
tần số và bước sóng đều không đổi
-
D
tần số và bước sóng đều thay đổi
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Xem chú ý phần 3
Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không thay đổi và bước sóng thay đổi
Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào
-
A
Lăng kính và màu sắc của môi trường
-
B
Màu sắc của môi trường
-
C
Màu của ánh sáng
-
D
Lăng kính mà ánh sáng đi qua
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Vận dụng lí thuyết về tán sắc ánh sáng
Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào màu của ánh sáng
Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì
-
A
Vận tốc và bước sóng ánh sáng giảm.
-
B
Vận tốc và tần số ánh sáng tăng.
-
C
Vận tốc và bước sóng ánh sáng tăng.
-
D
Bước sóng và tần số ánh sáng không đổi.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì vận tốc tăng và bước sóng ánh sáng tăng, tần số ánh sáng không đổi
Một bể nước sâu 1,2m. Một chùm ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt nước dưới góc tới i sao cho sin i = 0,8. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,331 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể là:
-
A
2,5 cm
-
B
1,25 cm
-
C
2 cm
-
D
1,5 cm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: \(\sin i = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \(\sin i = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to \left\{ \begin{array}{l}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_{\rm{d}}} = \frac{{\sin i}}{{{n_d}}} = \frac{{0,8}}{{1,331}} = 0,601\\{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_t} = \frac{{\sin i}}{{{n_t}}} = \frac{{0,8}}{{1,343}} = 0,597\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{r_d} = 36,{942^0}\\{r_t} = 36,{561^0}\end{array} \right.\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{L_d} = {\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{an}}{{\rm{r}}_d}.h = \tan 36,{942^0}.1,2 = 0,90235m\\{L_t} = {\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{an}}{{\rm{r}}_t}.h = \tan 36,{561^0}.1,2 = 0,8899m\end{array} \right.\)
Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể: \(L = {L_d} - {L_t} = 0,90235 - 0,8899 = 0,01242m = 1,242cm\)
Góc chiết quang của lăng kính bằng A = 60. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang của lăng kính và cách mặt này 2m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nd = 1,5 và đối với tia tím là nt = 1,56 . Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng
-
A
6,28 mm
-
B
12,57 mm
-
C
9,30 mm
-
D
0,72 mm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Áp dụng công thức tính bề rộng quang phổ:
\(\Delta x = {x_t} - {x_d} = \left( {{n_t} - {n_d}} \right)LA\)
Ta có:
\({{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _d} = \frac{{{x_d}}}{L},{\rm{ }}{{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _t} = \frac{{{x_t}}}{L}\)
Vì A≪ \( \to \left\{ \begin{array}{l}{D_d} \ll \\{D_t} \ll \end{array} \right. \to {\mathop{\rm tanD}\nolimits} \approx sinD \approx D\)
\(\begin{array}{l}\Delta x = {x_t} - {{\rm{x}}_d} = ({n_t} - 1)AL - ({n_d} - 1)AL\\ = ({n_t} - {n_d})LA = (1,56 - 1,5)2.\frac{{6\pi }}{{180}} = 0,01257m = 12,57mm\end{array}\)
Chiết suất của nước đối với tia vàng là nv = 4/3. Chiếu một chùm sáng trắng từ nước ra không khí dưới góc tới i sao cho sini = 3/4 thì chùm sáng ló ra không khí là:
-
A
Dải màu từ đỏ đến tím
-
B
Dải màu từ vàng đến tím.
-
C
Dải sáng trắng.
-
D
Dải màu từ đỏ đến vàng.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Vận dụng công thức tính góc giới hạn trong phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \frac{1}{n}\)
Ta có,
+ Góc giới hạn của tia màu vàng: \(\sin {i_{g{h_{vang}}}} = \frac{1}{{{n_v}}} = \frac{3}{4}\)
+ Mặt khác, theo đề bài ta chiếu chùm sáng tới dưới góc tới i có sini = 3/4 = góc giới hạn của tia vàng
=> Tia vàng đi là là trên mặt nước, các tia từ lục đến tím xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần và không ló ra ngoài không khí.
=> Các tia ló ra ngoài không khí là dải màu từ đỏ đến vàng
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:
-
A
tím, lam, đỏ.
-
B
đỏ, vàng, lam.
-
C
đỏ, vàng.
-
D
lam, tím.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Vẽ đường truyền tia sáng của các ánh sáng đơn sắc
Ta có:
=> Tia ló ra ngoài không khí là các tia màu đỏ và vàng
Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
-
A
màu tím và tần số f.
-
B
màu cam và tần số 1,5f.
-
C
màu cam và tần số f.
-
D
màu tím và tần số 1,5f.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Vận dụng lí thuyết phần 3
Ta có, màu sắc và tần số ánh sáng không thay đổi trong các môi trường
Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, \({r_\ell }\), rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là
-
A
\({r_\ell } = {r_t} = {\rm{ }}{r_d}\)
-
B
\({r_t} < {r_\ell } < {\rm{ }}{r_d}\)
-
C
\({r_d} < {r_\ell } < {\rm{ }}{r_t}\)
-
D
\({r_t} < {r_d} < {r_\ell }\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Xem lí thuyết phần 1
Ta có:
rđỏ > rcam > rvàng > rlục > rlam > rchàm > rtím
Bước sóng của ánh sáng màu vàng trong không khí là λ=0,6µm, trong thủy tinh (n = 1,5) sóng ánh sáng này có bước sóng là
-
A
0,4 µm.
-
B
0,9 µm.
-
C
0,6 µm.
-
D
0,5 µm.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Áp dụng công thức tính bước sóng trong môi trường có chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{kk}}}}{n}\)
Bước sóng của ánh sáng màu vàng trong thủy tinh là: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{kk}}}}{n} = \frac{{0,{{6.10}^{ - 6}}}}{{1,5}} = 0,{4.10^{ - 6}}m = 0,4\mu m\)
Một lăng kính có góc chiết quang A = 50 , chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ nđ = 1,64 và đối với tia tím là nt = 1,68. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới rất nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia tím ra khỏi lăng kính là
-
A
0,2 rad
-
B
0,2O
-
C
0,02 rad
-
D
0,02O
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Áp dụng công thức tính góc lệch khi góc chiết quang A nhỏ: D = (n-1)A
Ta có: \({{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _d} = \frac{{{x_d}}}{L},{\rm{ }}{{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _t} = \frac{{{x_t}}}{L}\)
Vì A≪ \( \to \left\{ \begin{array}{l}{D_d} \ll \\{D_t} \ll \end{array} \right. \to {\mathop{\rm tanD}\nolimits} \approx sinD \approx D\)
=> Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím là: \(\Delta D = {D_t} - {D_d} = ({n_t} - 1)A - ({n_d} - 1)A = A({n_t} - {n_d}) = {5^0}(1,68 - 1,64) = 0,{2^0}\)
Ánh sáng lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là 0,4861 μm và 0,3635 μm. Chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng lam là
-
A
1,3335
-
B
1,3725
-
C
1,3301
-
D
1,3373
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Áp dụng biểu thức tính bước sóng trong môi trường có chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{n}\)
Ta có:
\(\lambda = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{n} \to n = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{\lambda } = \frac{{0,{{4861.10}^{ - 6}}}}{{0,{{3635.10}^{ - 6}}}} = 1,3373\)
Ánh sáng đỏ có bước sóng trong chân không là 0,6563 μm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311. Trong nước ánh sáng đỏ có bước sóng
-
A
0,4226 μm.
-
B
0,4931 μm
-
C
0,4415μm.
-
D
0,4549 μm.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Áp dụng biểu thức tính bước sóng trong môi trường có chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{n}\)
Ta có, bước sóng ánh sáng đỏ trong nước: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{n} = \frac{{0,{{6563.10}^{ - 6}}}}{{1,3311}} = 0,{4931.10^{ - 6}}m = 0,4931\mu m\)
Ánh sáng vàng có bước sóng trong chân không là 0,5893 μm. Tần số của ánh sáng vàng là
-
A
5,05.1014Hz
-
B
5,16.1014Hz
-
C
6,01.1014Hz
-
D
5,09.1014 Hz
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Áp dụng biểu thức tính bước sóng ánh sáng trong chân không (hoặc không khí): \({\lambda _{ck}} = \frac{c}{f}\)
Ta có, bước sóng ánh sáng trong chân không: \({\lambda _{ck}} = \frac{c}{f} \to f = \frac{c}{{{\lambda _{ck}}}} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{0,{{5893.10}^{ - 6}}}} = 5,{091.10^{14}}H{\rm{z}}\)
Một bức xạ đơn sắc có tần số f = 4,4.1014 Hz khi truyền trong nước có bước sóng 0,5 µm thì chiết suất của nước đối với bức xạ trên là:
-
A
n = 0,733
-
B
n = 1,32
-
C
n = 1,43
-
D
n = 1,36
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
+ Áp dụng biểu thức tính bước sóng ánh sáng trong chân không (hoặc không khí): \({\lambda _{ck}} = \frac{c}{f}\)
+ Áp dụng biểu thức tính bước sóng trong môi trường có chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{n}\)
Ta có:
+ Bước sóng ánh sáng trong chân không là: \({\lambda _{ck}} = \frac{c}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{4,{{4.10}^{14}}}} = 6,{82.10^{ - 7}}m\)
+ Bước són ánh sáng trong nước: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{n} = 0,5\mu m \to n = \frac{{{\lambda _{ck}}}}{\lambda } = \frac{{6,{{82.10}^{ - 7}}}}{{0,{{5.10}^{ - 6}}}} = 1,364\)
Cho 4 tia có bước sóng như sau qua cùng một lăng kính, tia nào lệch nhiều nhất so với phương truyền ban đầu:
-
A
0,40 μm
-
B
0,50 μm
-
C
0,45 μm
-
D
0,60 μm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
+ Sử dụng tính chất chiết suất của ánh sáng trong các chất trong suốt: \(\left( {{n_{do}} < {n_{cam}} < {n_{vang}} < {n_{luc}} < {n_{lam}} < {n_{cham}} < {n_{tim}}} \right)\)
+ Vận dụng lí thuyết về khúc xạ ánh sáng: Ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn so với tia tới
+ Bước sóng ánh sáng giảm dần từ đỏ đến tím
Ta có:
+ Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím \(\left( {{n_{do}} < {n_{cam}} < {n_{vang}} < {n_{luc}} < {n_{lam}} < {n_{cham}} < {n_{tim}}} \right)\)
+ Theo định luật khúc xạ ánh sáng: Ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn so với tia tới, ta có hình ảnh khúc xạ của các tia sáng
Tia tím xa phương truyền ban đầu nhất, tia đỏ gần phương truyền ban đầu nhất
=> Ánh sáng từ đỏ đến tím có góc lệch so với phương truyền ban đầu tăng dần
Mà từ đỏ đến tím ta có bước sóng giảm dần
=> Chọn phương án A - (vì bước sóng nhỏ nhất)
Một tia sáng đơn sắc truyền từ bên trong một chất lỏng (trong suốt, đồng tính) ra ngoài không khí với góc tới α (biết 0 < α < 900), thì kết quả cho thấy tia sáng truyền là là mặt thoáng của chất lỏng. Biết chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó là 1,5. Coi chiết suất của không khí bằng 1, giá trị của α gần nhất với giá trị nào dưới đây?
-
A
350
-
B
300
-
C
600
-
D
420
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{n_1} > {n_2}\\
i \ge {i_{gh}};\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}
\end{array} \right.\)
Tia khúc xạ đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường chính là trường hợp góc tới giới hạn.
Công thức tính góc tới giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{1,5}} \Rightarrow {i_{gh}} = {41^0}48'\)
→ Góc tới gần nhất với giá trị 420.
Chiếu một tia sáng gồm 5 thành phần đơn sắc màu: tím, lam, đỏ, lục và vàng từ nước tới không khí. Tia ló đơn sắc màu lục đi sát với mặt phân cách giữa hai môi trường. Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia sáng đơn sắc màu:
-
A
lam, tím
-
B
tím, lam, đỏ
-
C
đỏ, vàng
-
D
đỏ, vàng, lam
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{n}\)
Chiết suất: \({n_d} < {n_{vang}} < {n_{luc}} < {n_{lam}} < {n_{tim}}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{n}\\{n_d} < {n_{vang}} < {n_{luc}} < {n_{lam}} < {n_{tim}}\end{array} \right.\\ \Rightarrow {i_{gh\,do}} > {i_{gh\,vang}} > {i_{gh\,luc}} > {i_{gh\,lam}} > {i_{gh\,tim}}\end{array}\)
Màu lục đi sát với mặt phân cách giữa hai môi trường (bắt đầu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần) thì màu lam và tím đã bị phản xạ hoàn toàn rồi.
→ Chỉ còn tia đỏ và vàng ló ra ngoài không khí.
Từ không khí, chiếu chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai bức xạ đơn sắc màu đỏ và màu tím tới mặt nước với góc tới 530 thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Biết tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu tím và tia khúc xạ màu đỏ là 0,50. Chiết suất của nước đối với tia sáng màu tím là:
-
A
1,312
-
B
1,343
-
C
1,327
-
D
1,333
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin \,r\)
Định luật phản xạ ánh sáng: \(i = i'\)
Công thức chiết suất: \(n = \dfrac{c}{v} = \dfrac{{c.T}}{{v.T}} = \dfrac{{cT}}{\lambda } \Rightarrow n \sim \dfrac{1}{\lambda }\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}n = \dfrac{c}{v} = \dfrac{{cT}}{\lambda } \Rightarrow n \sim \dfrac{1}{\lambda }\\{\lambda _d} > {\lambda _t}\end{array} \right. \Rightarrow {n_d} < {n_t}\)
Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}\sin i = n.\sin \,r \Rightarrow \dfrac{{\sin i}}{{\sin \,r}} = n\\{n_d} < {n_t}\end{array} \right. \Rightarrow {r_d} > {r_t}\)
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng và dữ kiện tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}i = i' = {53^0}\\{r_d} = 90 - i'\end{array} \right. \Rightarrow {r_d} = {37^0}\)
Góc giữa tia khúc xạ màu chàm và tia khúc xạ màu đỏ là 0,50nên: \({r_t} = {r_d} - 5 = 37 - 5 = 36,{5^0}\)
\( \Rightarrow {n_t} = \dfrac{{\sin i}}{{\sin \,{r_t}}} = \dfrac{{\sin 53}}{{\sin 36,5}} = 1,343\)
Chiếu một chùm ánh sáng trắng hẹp song song đi từ không khí vào một bể nước dưới góc tới i = 300, chiều sâu của bể nước là h =1m. Biết chiết suất của nước đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,34 và 1,33. Độ rộng của dài màu hiện trên đáy bể tính gần đúng là
-
A
2,12mm
-
B
4,04mm
-
C
14,5mm
-
D
3,52mm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng sini = nsinr
Sini = nđsinrđ => sin300 = 1,33.sinrđ => rđ = 22,080
Sini = ntsinrt => sin300 = 1,34.sinrt => rt = 21,90
Độ rộng dải màu trên đáy bể là :
D = h(tanrđ - tanrt) = 3,65mm
Chiếu một tia sáng Mặt trời tới mặt bên một lăng kính có góc chiết quang nhỏ dưới góc tới nhỏ. Khi đi qua lăng kính, tia sáng màu vàng có góc lệch 309’. Tia ló màu lam hợp với tia ló màu vàng góc 006’, chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng vàng là nv = 1,68. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng lam là
-
A
1,83
-
B
1,66
-
C
1,72
-
D
1,70
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Góc lệch D = (n-1)A
Góc lệch tia vàng: Dv = (nV – 1)A --> A = 4037’
Góc lệch của tia màu lam: Dl = DV + 006’ = (nl – 1)A => nl = 1,70
Một tấm nhựa trong suốt hai mặt bên song song với nhau và có bề dày 10cm. Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp tới mặt trên của tấm này với góc tới i = 600. Chiết suất của chất làm tấm nhựa đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là nđ = 1,42 và nt = 1,44. Bề rộng dải quang phổ liên tục khi chùm sáng ló ra khỏi tấm nhựa là
-
A
0,084cm
-
B
0,042cm
-
C
3,36cm
-
D
1,68cm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Định luật khúc xạ ánh sáng n1sini = n2sinr
Ta có:
\(\eqalign{
& \sin i = n\sin r \Rightarrow \left\{ \matrix{
{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_d} = \sin HID = {{\sin i} \over {1,42}} = {{\sin 60} \over {1,42}} \Rightarrow {r_d} = {37,58^0} \hfill \cr
{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_t} = \sin HIT = {{\sin i} \over {1,44}} = {{\sin 60} \over {1,44}} \Rightarrow {r_d} = {36,97^0} \hfill \cr} \right. \cr
& \Rightarrow TD = HD - HT = IH(\tan HID - \tan HIT) = 10\left( {\tan 37,58 - \tan 36,97} \right) = 0,168cm \cr} \)
Từ hình vẽ có: \(\widehat {DTK} = {30^0}\)
=> Bề rộng dải quang phổ liên tục khi chùm sáng ló ra khỏi tấm nhựa:
DK = TD.sinDTK = 0,168.sin30 = 0,084cm
Khi cho ánh sáng trắng truyền từ không khí vào nước thì bức xạ nào sau đây có góc khúc xạ lớn nhất?
-
A
Lục.
-
B
Đỏ.
-
C
Lam.
-
D
Tím.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Định luật khúc xạ ánh sáng trắng: \({n_1}.\sin i = {n_2}.\sin \,r\)
Chiết suất: \({n_{do}} < {n_{tim}}\)
Ta có: \(\sin i = n.\sin \,r \Rightarrow \sin \,r = \frac{{\sin i}}{n}\)
Do \({n_{do}} < {n_{tim}} \Rightarrow {r_{do}} > {r_{tim}}\)
Cho ánh sáng trắng truyền từ không khí vào nước thì bức xạ thì tia đỏ cho góc khúc xạ lớn nhất.