Câu hỏi 1 :

Từ ba trong 4 số 5, 6, 3, 0, hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhất chia hết cho 2 và 5.

  • A

    \(560\)       

  • B

    \(360\)

     

  • C

    \(630\) 

  • D

    \(650\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng dấu hiệu chia hết của 2 và 5 để tìm chữ số hàng đơn vị của các số đó.

+ Sau đó lập các số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 2 và 5 rồi chỉ ra số lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

Số chia hết cho $2$  và $5$  có tận cùng là $0$  nên chữ số hàng đơn vị của các số này là $0.$  

Từ đó ta lập được các số có $3$ chữ số khác nhau chia hết cho $2$  và $5$ là: $560;530;650;630;350;360.$

Số lớn nhất trong $6$ số trên là $650.$

Vậy số cần tìm là $650.$

Câu hỏi 2 :

Cho \(\overline {17*} \)chia hết cho 2. Số thay thế cho * có thể là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    5

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Vị trí của * là chữ số tận cùng.

Các số có chữ số tận cùng là số chẵn \(\left( {0,{\rm{ }}2,{\rm{ }}4,{\rm{ }}6,{\rm{ }}8} \right)\) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

Lời giải chi tiết :

Vì * là chữ số tận cùng của \(\overline {17*} \) nên * chỉ có thể là 0;2;4;6;8.

Vậy số 2 là số cần tìm.

Câu hỏi 3 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Lớp 6A có 45 học sinh, có thể chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm có số lượng học sinh bằng nhau.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Mỗi nhóm có số lượng học sinh bằng nhau có nghĩa là tổng số học sinh của lớp phải chia hết cho 2.

Lời giải chi tiết :

Để mỗi nhóm có số lượng học sinh bằng nhau thì 45 phải chia hết cho 2.

Điều này không xảy ra vì chữ số tận cùng của 45 là 5 nên 45 không chia hết cho 2.

Câu hỏi 4 :

Cho \(\overline {17*} \)chia hết cho 5. Số thay thế cho * có thể là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    5

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Vị trí của * là chữ số tận cùng.

Các số có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5\) thì chia hết cho \(5\) và chỉ những số đó mới chia hết cho \(5\).

Lời giải chi tiết :

Vì * là chữ số tận cùng của \(\overline {17*} \) nên * chỉ có thể là 0 hoặc 5

Vậy số 5 là số cần tìm.

Câu hỏi 5 :

Bà Huệ có 19 quả xoài và 40 quả quýt. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    Bà Huệ có thể chia số xoài thành 5 phần bằng nhau.

  • B

    Bà Huệ có thể chia số xoài thành 5 phần và không thể chia số quýt thành 5 phần bằng nhau.

  • C

    Bà Huệ không thể chia số quýt thành 5 phần bằng nhau.

  • D

    Bà Huệ không thể chia số xoài thành 5 phần bằng nhau và có thể chia số quýt thành 5 phần bằng nhau.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Chia số quả thành 5 phần bằng nhau tức là số quả phải chia hết cho 5.

Lời giải chi tiết :

Bà Huệ có thể chia số quýt thành 5 phần bằng nhau vì số quýt là 40 chia hết cho 5.

Bà Huệ không thể chia số xoài thành 5 phần bằng nhau vì số xoài là 19 không chia hết cho 5.

Câu hỏi 6 :

Trong các số sau, số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?

  • A

    550

  • B

    9724

  • C

    7905

  • D

    5628

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó chia hết cho 2.

Dấu hiệu chia hết cho 5: Các chữ số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó chia hết cho 5.

Tìm số thỏa mãn cả 2 dấu hiệu trên.

Lời giải chi tiết :

550 có chữ số tận cùng là 0.

Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

Vậy 550 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5

Câu hỏi 7 :

Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số \(\overline {212*} \) vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. 

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    0
  • D
    1

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Số chia hết cho cả 2 và 5 phải có chữ số tận cùng là 0.

Lời giải chi tiết :

\(\overline {212*} \) chia hết cho cả 2 và 5 => \(* = 0\).

Câu hỏi 8 :

Tìm các số tự nhiên \(x\) vừa chia hết cho \(2\) vừa chia hết cho \(5\) và \(1998 < x < 2018.\)

  • A

    \(x \in \left\{ {2010} \right\}\)                                              

  • B

    \(x \in \left\{ {2000;2010} \right\}\)

  • C

    \(x \in \left\{ {2010} \right\}\)                                                 

  • D

    \(x \in \left\{ {1990;2000;2010} \right\}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Sử dụng: Các số tự nhiên vừa chia hết cho \(2\) vừa chia hết cho \(5\) có chữ số tận cùng là \(0.\)

Lời giải chi tiết :

Vì \(x \, \vdots \, 2;\,x \, \vdots \, 5\) nên \(x\) có chữ số tận cùng là \(0\) và \(1998 < x < 2018\) suy ra \(x = 2000;x = 2010.\)

Câu hỏi 9 :

Cô giáo có một số quyển vở đủ để chia đều cho 5 bạn điểm cao nhất lớp trong kì thi. Hỏi cô giáo có bao nhiêu quyển vở biết rằng cô giáo có số vở nhiều hơn 30 và ít hơn 40 quyển?

  • A

    30 quyển

  • B

    34 quyển

  • C

    35 quyển

  • D

    36 quyển

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Số vở là số chia hết cho 5 trong các số từ 31 đến 39.

Dấu hiệu chia hết cho 5: Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.

Lời giải chi tiết :

Số vở của cô phải chia đều cho 5 bạn nên là số chia hết cho 5.

Trong các số từ 31 đến 39 chỉ có số 35 chia hết cho 5.

Vậy số chia hết cho 5 là 35.

Câu hỏi 10 :

Kết quả của phép tính \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) chia hết cho

  • A

    \(2\)               

  • B

    \(5\)                      

  • C

    Cả \(2\) và \(5.\)                     

  • D

    \(3\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

+ Tìm chữ số tận cùng của mỗi lũy thừa sau đó suy ra chữ số tận cùng của kết quả phép tính.

+ Sử dụng  dấu hiệu các số có tận cùng là \(0\) thì chia hết cho \(2\) và \(5\).

 

Lời giải chi tiết :

Ta có số \({99^5}\) có chữ số tận cùng là \(9\)

Số \({98^4}\) có chữ số tận cùng là \(6\)

Số \({97^3}\) có chữ số tận cùng là \(3\)

Số \({96^2}\) có chữ số tận cùng là \(6\)

Nên phép tính \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) có chữ số tận cùng là \(0\)\(\left( {{\rm{do}}\,9 - 6 + 3 - 6 = 10} \right)\)

Do đó kết quả của phép tính \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) chia hết cho cả \(2\) và \(5.\)

Câu hỏi 11 :
Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

Tuổi của mẹ Lan ít hơn \(44\) tuổi nhưng nhiều hơn \(40\) tuổi. Nếu đem số tuổi của mẹ Lan chia cho \(2\) thì không dư. 


Vậy tuổi của mẹ Lan là 

tuổi.

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Tuổi của mẹ Lan ít hơn \(44\) tuổi nhưng nhiều hơn \(40\) tuổi. Nếu đem số tuổi của mẹ Lan chia cho \(2\) thì không dư. 


Vậy tuổi của mẹ Lan là 

tuổi.

Phương pháp giải :

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho \(2\): Các số có chữ số tận cùng là \(0;\,\,2;\,\,4;\,\,6;\,\,\,8\)  thì chia hết cho \(2\).

Lời giải chi tiết :

Vì tuổi của mẹ Lan ít hơn \(44\) tuổi nhưng nhiều hơn \(40\) tuổi nên tuổi của mẹ Lan chỉ có thể là $41,{\rm{ 42}},{\rm{ 43}}$ .

Nếu đem số tuổi của mẹ Lan chia cho \(2\) thì không dư nên tuổi của mẹ Lan phải là số chia hết cho \(2\).

Trong ba số $41,{\rm{ 42}},{\rm{ 43}}$, chỉ có số \(42\) chia hết cho \(2\) vì có chữ số tận cùng là \(2\).

Do đó tuổi của mẹ Lan là \(42\) tuổi.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(42\).

Câu hỏi 12 :
Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

Biết \(500 < y < 504\) và \(y\) chia hết cho \(2\). Vậy \(y\) =

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Biết \(500 < y < 504\) và \(y\) chia hết cho \(2\). Vậy \(y\) =

Phương pháp giải :

Xét các giá trị có thể có của \(y\), nếu \(y\) có chữ số tận cùng là $0;{\rm{ }}2;{\rm{ }}4;{\rm{ }}6;{\rm{ }}8$ thì \(y\) chia hết cho \(2\).

Lời giải chi tiết :

Số cần điền lớn hơn \(500\)  và nhỏ hơn \(504\) nên số cần điền chỉ có thể là \(501\,;\,\,502\,;\,\,503\).
Trong \(3\) số đó chỉ có số \(502\) chia hết cho \(2\) vì có chữ số tận cùng là \(2\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(502\).

Câu hỏi 13 :
Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

Từ bốn chữ số $0,{\rm{ 4}},{\rm{ 5,}}\,7$ có thể viết được

số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho \(2\).

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Từ bốn chữ số $0,{\rm{ 4}},{\rm{ 5,}}\,7$ có thể viết được

số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho \(2\).

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất các số chữ số tận cùng là $0;{\rm{ }}2;{\rm{ }}4;{\rm{ }}6;{\rm{ }}8$ thì chia hết cho \(2\) để viết các số có ba chữ số khác nhau từ bốn chữ số trên mà chia hết cho \(2\).

Ta đếm số lượng các số chia hết cho \(2\) và điền vào ô trống.

Lời giải chi tiết :

Để lập được số chia hết cho \(2\) thì các số đó phải có chữ số tận cùng là $0;{\rm{ }}2;{\rm{ }}4;{\rm{ }}6;{\rm{ }}8$.

Do đó các số có chia hết cho \(2\) được lập từ bốn chữ số $0,{\rm{ 4}},{\rm{ 5,}}\,7$ phải có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc $4$.

Từ bốn chữ số $0,{\rm{ 4}},{\rm{ 5,}}\,7$ ta viết được các số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho \(2\) là:

\(450\,;\,\,470\,;\,540\,;\,\,570;\,\,740\,;\,\,750;\,\,\,504\,;\,\,574\,;\,\,704\,;754.\)

Có \(10\) số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho \(2\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(10\).

Câu hỏi 14 :
Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Các số không chia hết cho \(5\) có chữ số tận cùng là:

A. \(1\,;\,\,2\,;\,\,3\,;\,\,4\)

B. \(6\,;\,\,7\)

C. \(8\,;\,\,9\)

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án của giáo viên lời giải hay

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Các số không có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5\) thì không chia hết cho \(5\).

Do đó các số không chia hết cho \(5\) có chữ số tận cùng là \(1\,;\,\,2\,;\,\,3\,;\,\,4;\,\,6\,;\,\,7\,;\,\,8\,;\,\,9\).

Vậy tất cả các đáp án A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 15 :
Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Dãy gồm các số chia hết cho \(5\) là:

A. \(128\,;\,\,247\,;\,\,1506\,;\,\,7234;\,\,148903\)

B. \(35\,;\,\,250\,;\,\,764\,;\,\,79050\,;\,\,858585\)

C. \(80\,;\,\,185\,;\,\,875\,;\,\,2020\,;\,\,37105\)

D. \(340\,;\,\,1850\,;\,\,3695  \,;\,\,45738  \,;\,\,86075\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

C. \(80\,;\,\,185\,;\,\,875\,;\,\,2020\,;\,\,37105\)

Phương pháp giải :

Xét chữ số tận cùng của các số trên.

Các số có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5\) thì chia hết cho \(5\) .

Các số không có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5\) thì không chia hết cho \(5\).

Lời giải chi tiết :

Dãy A gồm các số có chữ số tận cùng là \(8\,;\,\,7\,;\,\,6\,;\,\,4\,;\,\,3\) nên không chia hết cho \(5\).

Dãy B có số \(764\) có chữ số tận cùng là \(4\) nên không chia hết cho\(5\).

Dãy C gồm các số có chữ số tận cùng là \(0;\,5\) nên chia hết cho \(5\).

Dãy D có số \(45738\) có chữ số tận cùng là \(8\) nên \(45738\) không chia hết cho \(5\).

Vậy dãy gồm các số chia hết cho \(5\)  là \(80\,;\,\,185\,;\,\,875\,;\,\,2020\,;\,\,37105\).

Câu hỏi 16 :
Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong các số sau số nào vừa chia hết cho \(2\) vừa chia hết cho \(5\) ?

A. \(1430\)

B. \(3568\)

C. \(17395\)

D. \(46374\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

A. \(1430\)

Phương pháp giải :

Xét chữ số tận cùng của mỗi số trên.

Các số có chữ số tận cùng là \(0\) thì chia hết cho cả \(2\) và \(5\).

Lời giải chi tiết :

Số \(1430\) có chữ số tận cùng là \(0\) nên \(1430\) vừa chia hết cho \(2\) vừa  chia hết cho \(5\).

Số \(3568\) có chữ số tận cùng là \(8\) nên \(3568\) chia hết cho \(2\).

Số \(17395\) có chữ số tận cùng là \(5\) nên \(17395\) chia hết cho \(5\).

Số \(46374\) có chữ số tận cùng là \(4\) nên \(46374\) chia hết cho \(2\).

Vậy trong các số đã cho, số vừa chia hết cho \(2\) vừa chia hết cho \(5\) là \(1430\).

Câu hỏi 17 :
Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Thay \(a\) bằng chữ số thích hợp để số  $\overline {924a} $ chia hết cho \(5\). 

A. \(a = 0\)

B. \(a = 3\)

C. \(a = 6\)

D. \(a = 8\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

A. \(a = 0\)

Phương pháp giải :

Thay lần lượt các giá trị của \(a\) vào số $\overline {924a} $ và xét chữ số tận cùng. Số nào có chữ số tận cùng \(0\) hoặc \(5\) thì  chia hết cho \(5\).

Lời giải chi tiết :

Nếu $a = 0$ thì số \(9240\) có chữ số tận cùng là \(0\) nên chia hết cho \(5\).

Nếu $a = 3$ thì số \(9243\) có chữ số tận cùng là \(3\) nên không chia hết cho \(5\).

Nếu $a = 6$ thì số \(9246\) có chữ số tận cùng là \(6\) nên không chia hết cho \(5\).

Nếu $a = 8$ thì số \(9248\) có chữ số tận cùng là \(8\) nên không chia hết cho \(5\).
Vậy đáp án đúng là  $a = 0$.

Câu hỏi 18 :
Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ ba chữ số $2\,;\,\,5\,;\,\,8{\rm{ }}$ hãy viết các số có hai chữ số khác nhau và chia hết cho \(5\).

A. \(28\,;\,\,58\)

B.\(\,25;\,\,85\)

C. \(25\,\, ;\,\,\,58\,\)

D. \(25\,;\,55\,;\,85\,\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

B.\(\,25;\,\,85\)

Phương pháp giải :

Viết các số có hai chữ số khác nhau từ ba chữ số $2;\,5;\,8{\rm{ }}$.

Số nào có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5\) thì không chia hết cho \(5\).

Lời giải chi tiết :

Từ ba chữ số $2;\,\,5;\,\,8$ viết được các số có hai chữ số khác nhau là \(25\,;\,\,28\,;\,\,52\,;\,\,58\,;\,\,82\,;\,\,85\).

Các số \(\,25;\,\,85\) có chữ số tận cùng là \(5\) nên chia hết cho \(5\).

Vậy từ ba chữ số $2;\,\,5;\,\,8{\rm{ }}$ ta viết được các số có hai chữ số khác nhau và chia hết cho \(5\) là \(\,25;\,\,85\).

Câu hỏi 19 :
Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tìm chữ số \(y\) để số $\overline {4561y} $ chia hết cho \(5\) và tổng các chữ số của số $\overline {4561y} $ nhỏ hơn \(21\).

A. \(y = 5\)

B. \(y = 0\)

C. \(y = 0\,;\,\,5\)

D. \(y=\,\,0\,;\,\,1\,;\,\,2\,;\,\,3\,;\,\,4\,;\,\,5\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

B. \(y = 0\)

Phương pháp giải :

- Tính tổng các chữ số của số $\overline {4561y} $ và sử dụng điều kiện tổng các chữ số của số $\overline {4561y} $ nhỏ hơn \(21\).

- Áp dụng dấu hiệu chia hết cho \(5\): Các số có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5\) thì chia hết cho \(5\).

Lời giải chi tiết :

Tổng các chữ số của số $\overline {4561y} $ là:

$4 + 5 + 6 + 1 + y = 16 + y$

Vì tổng các chữ số nhỏ hơn \(21\) nên \(y\) chỉ có thể là \(0\,;\,\,1\,;\,\,2\,;\,\,3\,;\,\,4\,\).

Nếu $y = 0$ thì số \(45610\) có chữ số tận cùng là \(0\) nên chia hết cho \(5\).

Nếu $y = 1$ thì số \(45611\) có chữ số tận cùng là \(1\) nên không chia hết cho \(5\).

Nếu $y = 2$ thì số \(45612\) có chữ số tận cùng là \(2\) nên không chia hết cho \(5\).

Nếu $y = 3$ thì số \(45613\) có chữ số tận cùng là \(3\) nên không chia hết cho \(5\).

Nếu $y = 4$ thì số \(45614\) có chữ số tận cùng là \(4\) nên không chia hết cho \(5\).

Vậy để số $\overline {4561y} $ chia hết cho \(5\) và tổng các chữ số nhỏ hơn \(21\) thì \(y = 0\).