Phần I
Câu 1: Bài thơ là lời của ai?
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ là lời của một bạn học sinh.
Câu 2
Đọc khổ thơ dưới đây:
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
a. Khoanh tròn từ xưng hô của bạn nhỏ với trống trường.
b. Gạch dưới điều bạn nhỏ muốn hỏi trống trường.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thơ và thực hiện theo yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
a. Từ xưng hô của bạn nhỏ với trống trường là: bọn mình
b. Điều bạn nhỏ muốn nói với trống trường là: buồn không hả trống.
Câu 3
Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn học sinh với cái trống, với ngôi trường thế nào?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Qua bài thơ, em thấy bạn nhỏ rất yêu ngôi trường và chiếc trống trường.
Phần II
Hãy xếp các từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc của nhân vật “trống” vào ô thích hợp.
(nghỉ, buồn, nằm, mừng vui, thấy, ngẫm nghĩ, nghiêng đầu, gọi)
Câu hỏi |
Vào mùa hè |
Vào năm học mới |
Cái trống làm gì? (Hoạt động) |
M: ngẫm nghĩ |
|
Cái trống thế nào? (Cảm xúc) |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ và xếp vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi |
Vào mùa hè |
Vào năm học mới |
Cái trống làm gì? (Hoạt động) |
Nghỉ, nằm, nghiêng đầu |
Thấy, gọi |
Cái trống thế nào? (Cảm xúc) |
Buồn |
Mừng vui |
Câu 2
Viết các từ ngữ:
a. Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới.
M: vui,..
b. Nói về hoạt động của em trong những năm học mới
M: học tập,…
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và viết các từ ngữ.
Lời giải chi tiết:
a. Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới: mừng rỡ, háo hức, phấn khởi
b. Nói về hoạt động của em trong những năm học mới: ca hát, chào cờ, tập viết
soanvan.me