Phần I
Câu 1:
Viết tiếp, hoàn thành câu:
Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ đã nói gì với chú cần vụ?
Bác nói…………….
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bác nói với chú cần vụ là: “Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!”
Câu 2
Vì sao Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa?
Vì Bác muốn chiếc rễ đa sẽ trở thành…………
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Vì Bác muốn chiếc rễ đa sẽ trở thành nơi vui chơi của thiếu nhi.
Câu 3
Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào?
Chiếc rễ đa ấy sau này đã trở thành ………….
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn cuối để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chiếc rễ đa ấy sau này đã trở thành cây đa con có vòng lá tròn.
Câu 4
Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chơi ………… bên cây đa ấy.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối để điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chơi chui qua chui lại vòng lá tròn bên cây đa ấy.
Phần II
Câu 1:
Viết lại cách trồng chiếc rễ đa theo lời hướng dẫn của Bác:
a. Cuộn chiếc rễ đa….
b. Đóng hai cái cọc xuống đất.
c. Buộc…
d. Vùi…
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để hoàn thành các câu.
Lời giải chi tiết:
a. Cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn.
b. Đóng hai cái cọc xuống đất.
c. Buộc rễ đa tựa vào hai cái cọc.
d. Vùi hai đầu rễ xuống đất.
Câu 2
Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a. Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.
b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã thành một cây đa con.
c. Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào.
Lời giải chi tiết:
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? là:
a. Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.
b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã thành một cây đa con.
c. Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.
Phần III
Dựa vào những điều vừa nói ở bài tập trước, hãy viết một đoạn văn (ít nhất 4 – 5 câu) về hoạt động của các bạn nhỏ trong một bức tranh em thích (tranh SGK, trang 36)
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý sau để hoàn thành bài tập:
- Các bạn đang làm gì?
- Vẻ mặt các bạn thế nào?
- Cây xanh trông thế nào?
- Đặt tên cho bức tranh.
Lời giải chi tiết:
Tranh 1: Bạn nhỏ trong tranh đang tưới nước cho những chậu hoa xinh đẹp. Bạn nhỏ vô cùng thích thú khi được tưới nước cho những bông hoa ấy. Được nhận những giọt nước tươi mát, những bông hoa xinh đua nhau khoe sắc. Mỗi cây hoa lại có những màu sắc khác nhau, trông vô cùng đẹp mắt.
Tranh 2: Nam và Tuấn đang cùng nhau trồng cây. Cái cây bé xíu có những chiếc lá nhỏ xanh xanh. Sau khi trồng cây xuống đất, hai bạn nhỏ đóng những chiếc cọc thẳng đứng để giữ cho cây không bị đổ. Dù phải làm việc nhưng hai bạn vẫn vui tươi.
Tranh 3: Vườn rau nhà Hoa dạo này có rất nhiều sâu. Nhân ngày nghỉ, Hoa giúp mẹ ra vườn bắt sâu. Những cây rau xanh tốt, mọc lên mơn mởn. Hoa cảm thấy rất vui vì mình đã giúp mẹ.
Phần IV
Hãy viết lại những điều em đã ghi chép hằng ngày về hạt đỗ nảy mầm, hoặc viết 4 – 5 dòng thơ tặng hạt đỗ nảy mầm. Gắn ảnh hoặc vẽ tranh hạt đỗ nảy mầm.
Phương pháp giải:
Em dựa vào những ghi chép kết quả quan sát hạt đỗ mà mình đã trồng để viết lại.
Lời giải chi tiết:
Em tham khảo bài thơ sau:
Hạt đậu nhỏ xinh
Đem gieo xuống đất
Ngày ngày chăm sóc
Đủ nắng, đủ mưa
Bỗng một buổi trưa
Đậu lên mầm nhỏ.
soanvan.me