Phần I
Câu 1:
Đọc câu mở đầu và cho biết: Tác giả bài đọc viết về kỉ niệm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Những con đường rơm.
b. Chiếc lều bằng rơm.
c. Những mùa gặt tuổi thơ.
Phương pháp giải:
Em đọc câu đầu và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Tác giả bài đọc viết về những mùa gặt tuổi thơ.
Chọn c.
Câu 2
Đánh dấu tích vào ô trống trước những ý đúng:
a. Câu văn tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười:
□ Nhớ cái nắng hanh tháng Mười trong như hổ phách.
□ Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh.
□ Bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng.
b. Câu văn tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười:
□ Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh.
□ Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách, bờ tre.
□ Bầu trời trong xanh, tràn ngập ánh nắng tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lơ lửng.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
a. Câu văn tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười là: Nhớ cái nắng hanh tháng Mười trong như hổ phách.
b. Câu văn tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười là: Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách, bờ tre.
Câu 3
Trẻ con trong làng chơi những trò chơi gì trên những con đường, sân, ngõ đầy rơm? Đánh dấu tích vào ô trống trước những ý đúng:
□ Chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa.
□ Nằm lăn ra đất để sưởi nắng.
□ Ăn, ngủ cả đêm trên những con đường làng đầy rơm.
□ Lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Trên những con đường, sân, ngõ đầy rơm, trẻ con trong làng chơi:
- Chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa.
- Nằm lăn ra đất để sưởi nắng.
- Lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất
Phần II
Câu 1:
Gạch chân các từ ngữ:
a. Tả màu sắc, hương vị của rơm tháng Mười:
vàng óng ánh, trong như hổ phách, thơm ngầy ngậy, trắng muốt.
b. Tả hoạt động của các bạn nhỏ:
chạy nhảy, nhớ, nô đùa, nằm lăn ra, lăn lộn, nép, vật nhau, đi lộn đầu xuống đất, ngủ.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ và thực hiện yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
a. Tả màu sắc, hương vị của rơm tháng Mười:
vàng óng ánh, trong như hổ phách, thơm ngầy ngậy, trắng muốt.
b. Tả hoạt động của các bạn nhỏ:
chạy nhảy, nhớ, nô đùa, nằm lăn ra, lăn lộn, nép, vật nhau, đi lộn đầu xuống đất, ngủ.
Câu 2
Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập 1 để đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Ánh nắng mặt trời vàng tươi.
- Chiều đến, em và các bạn thường nô đùa quanh ngõ.
Phần III
Chọn viết theo 1 trong 2 đề sau: Viết một đoạn văn (ít nhất 4 – 5 câu) giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em. Hoặc viết một đoạn văn (ít nhát 4 – 5 câu) giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương.
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý sau để hoàn thành bài tập:
* Viết về trò chơi:
- Đó là trò chơi gì?
- Cách chơi thế nào?
- Em thường chơi với ai?
- Em thích trò chơi đó như thế nào?
* Viết về loại bánh hoặc món ăn:
- Đó là bánh gì? (món ăn gì?)
- Bánh đó (món ăn đó) làm bằng gì?
- Bánh đó (món ăn đó) ngon như thế nào?
Lời giải chi tiết:
* Viết về trò chơi:
Mỗi buổi tối, sau khi ăn cơm xong, em và các bạn nhỏ trong khu lại rủ nhau tập trung chơi trò trốn tìm. Chúng em cùng oẳn tù tì, ai thua cuộc sẽ phải làm, những người còn lại được đi trốn. Bạn làm sẽ đếm 5, 10, 15, 20,… cho đến 100. Trong thời gian đó, những bạn còn lại sẽ đi trốn. Sau đó, bạn làm có nhiệm vụ đi tìm những bạn trốn. Em rất thích chơi trò trốn tìm. Tối nào em cũng cố gắng ăn cơm xong thật sớm để được đi chơi cùng các bạn.
* Viết về loại bánh hoặc món ăn:
Em sinh ra và lớn lên tại Hải Dương. Quê em có đặc sản là bánh đậu xanh. Bánh được làm từ những hạt đậu xanh thơm ngon. Bánh đậu xanh của quê em rất mềm và thơm, ăn vào có vị ngọt sắc. Em rất thích ăn bánh đậu xanh.
soanvan.me