Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Tài năng của Rô-linh được ươm mầm từ đâu?

a. Từ những câu chuyện Rô-linh được nghe bà kể.

b. Từ những câu chuyện Rô-linh và em gái tự nghĩ  ra.

c. Từ những bộ phim Rô-linh và em gái được xem.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.

Lời giải chi tiết:

Tài năng của Rô-linh được ươm mầm từ những câu chuyện Rô-linh và em gái tự nghĩ ra.

Chọn đáp án: b

Câu 2

Rô-linh đã làm gì để nhớ và kể lại chuyện cho em gái nghe?

a. Nghĩ thêm các câu chuyện để kể.

b. Kể đi kể lại câu chuyện đã kể.

c. Ghi lại những câu chuyện đã kể.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thứ 3.

Lời giải chi tiết:

Để nhớ và kể lại chuyện cho em gái nghe, Rô-linh đã ghi lại những câu chuyện của mình.

Câu 3

Ở trường phổ thông, Rô-linh là học sinh như thế nào? Viết tiếp để hoàn thành câu: Ở trường phổ thông, Rô-linh là học sinh.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ 4.

Lời giải chi tiết:

Ở trường phổ thông, Rô-linh luôn được đánh giá là một trong những học sinh tài năng nhất. Rô-linh thường được giao phụ trách việc tổ chức các buổi sinh hoạt toàn trường.

Phần II

Nếu em là cô bé Di, em sẽ nói thế nào để khen chị kể chuyện hay?

a. Chị kể chuyện hay quá!

b. Sao chị kể chuyện hay thế!

c. Chuyện chị kể thú vị quá!

Phương pháp giải:

Em trả lời theo ý thích của mình.

Lời giải chi tiết:

Nếu em là cô bé Di, để khen chị kể chuyện hay em sẽ nói: Chị kể chuyện hay quá!

Câu 2

Nếu là người chị, em sẽ đáp lại lời khen thế nào?

a. Cảm ơn em.

b. Có gì đâu!

c. Chuyện em kể cũng hay mà.

Phương pháp giải:

Em chọn ý em thích.

Lời giải chi tiết:

Nếu là người chị, em sẽ đáp lại lời khen rằng: Cảm ơn em.

Chọn đáp án: a

Câu 3

Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

Bộ truyện Ha-ri Pót-tơ của nhà văn Rô-linh được dịch ra nhiều thứ tiếng được dựng thành phim được trẻ em khắp nơi yêu thích.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để điền dấu phẩy để ngăn cách các cụm từ cùng chức năng.

Lời giải chi tiết:

Bộ truyện Ha-ri Pót-tơ của nhà văn Rô-linh được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dựng thành phim, được trẻ em khắp nơi yêu thích.

Phần III

Dựa vào những điều vừa nói ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn (ít nhất 4 – 5 câu) tả một đồ vật em yêu thích.

Phương pháp giải:

Em dựa vào các gợi ý sau để hoàn thành bài tập:

thuật)?

b) Em viết những gì?

- Đặc điểm của đồ vật ấy.

- Ích lợi của đồ vật ấy.

- Tình cảm của em với đồ vật ấy.

Lời giải chi tiết:

Đồ dùng học tập mà em yêu thích là chiếc bút chì. Chiếc bút chì có dạng hình trụ thon dài. Kích thước khoảng hơn một gang tay của em. Bút chì gồm có 3 bộ phận: Trên đầu là cục tẩy nhỏ xinh màu hồng, thân bút dài thẳng tắp, cuối cùng là ngòi bút chì nhọn hoắt. Thân bút chì được bao trọn bên ngoài bởi hai đường kẻ vàng và nâu xen kẽ nhau. Bên trong là ruột bút màu đen. Bút chì giúp em có thể dễ dàng vẽ được những thứ mình yêu thích. Em rất yêu chiếc bút chì, nó là đồ vật gắn bó với em trong học tập. Hằng ngày, sau khi sử dụng xong, em lại cất bút chì gọn gàng vào hộp bút.

 soanvan.me