Đề bài
Câu 1. Cho các nhân tố sau:
(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường.
(4) Gió và các ion khoáng.
(5) Độ pH của đất.
Có bao nhiêu nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng? Nhân tố nào là chủ yếu?
A. 2 và (3). B. 3 và (2).
C. 2 và (1) D. 3 và (1).
Câu 2. Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:
A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.
B. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ.
C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.
D. Có thể cây này đã được bón thừa kali.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
A. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
D. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
Câu 4. Trong các nguyên nhân sau:
(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.
(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.
(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.
(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.
(7) Lông hút bị chết.
Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:
A. (3), (4) và (5) B. (2), (6) và (7)
C. (3), (5) và (7) D. (1), (2) và (6)
Câu 5. Cây hấp thụ nito ở dạng:
A. N2+ và NO3- B. NO3- và NH4+
C. N2+ và NH3+ D. NO3+ và NH4-
Câu 6. Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).
B. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.
C. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.
D. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.
Câu 7. Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong quá trình quang hợp ở cây xanh là:
A. Diệp lục a,b B. diệp lục a
C. Diệp lục D. Carotenoit
Câu 8. Nồng độ NH4+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4+ bằng cách
A. Hấp thụ thụ động
B. thẩm thấu
C. Hấp thụ chủ động
D. Khuếch tán
Câu 9. Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng của môi trường chủ yếu nhờ cấu trúc nào ?
A. tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ
B. tế bào lông hút
C. tế bào biểu bì rễ
D. tế bào ở miền sinh trưởng của rễ
Câu 10. Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng khí O2. Các phân tử O2 đó bắt nguồn từ
A. Phân giải đường
B. Quang hô hấp
C. Sự phân ly nước
D. Sự khử CO2
Câu 11. Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là
A. Lục lạp
B. Mạng lưới nội chất
C. Ti thể
D. Không bào
Câu 12. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, rễ, lá có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. Mất đoạn B. Chuyển đoạn
C. Dị bội D. Đa bội
Câu 13. Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng
A. C,H,O,N,P B. K,S,Ca, Mg, Cu
C. O, N,P,K, Mo D. C,H,O, Zn, Ni
Câu 14. Chất nào sau đây do pha sáng của quang hợp tạo ra?
A. APG B. AlPG
C. CO2 D. NADPH.
Câu 15. Quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung nào sau đây?
A. Tổng hợp Axêtyl – CoA.
B. Chu trình crep
C. Chuỗi chuyền êlectron
D. Đường phân.
Câu 16. Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là:
A. Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày.
B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. Chỉ đóng vào giữa trưa.
D. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.
Câu 17. Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:
(1) dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín
(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giây chuyển màu từ xanh da trời sang hồng
(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá
(4) so sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt duới của lá trong cùng thời gian,
Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là:
A. (3)→(1)→(2)→(4)
B. (1)→(2)→(3)→(4)
C. (2)→(3)→(1)→(4)
D. (3)→(2)→(1)→(4)
Câu 18. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ ?
A. chuyển hóa năng lượng ở dạng hoá năng thành quang năng
B. tổng hợp glucôzơ.
C. Tiếp nhận CO2
D. hấp thụ năng lượng ánh sáng.
Câu 19. Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong củng một đơn vị thời gian theo bảng sau:
Theo lí thuyết, cây nào không bị héo?
A. Cây B. B. Cây D
C. Cây C D. Cây A
Câu 20. ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?
A. Bộ máy Gôngi B. Lục lạp.
C. Tỉ thể D. Ribôxôm
Câu 21. Chất nhận CO2 đầu tiên của chu trình C3 là
A. Ribulozo-1,5-diphotphat (RiDP).
B. Axit photpho glyxeric (APG).
C. axit photpho enol pyruvic (PEP).
D. axit oxalo axetic (AOA).
Câu 22. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là:
A. C6H12O6 + O2→ 12CO2 + 12H2O + Q (năng lượng).
B. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).
C. C6H12O6 + 6O2→ 6CO2 + 6H2O.
D. C6H12O6 + O2→ CO2 + H2O + Q (năng lượng).
Câu 23. Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nito của thực vật là
A. Nito trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật
B. Thực vật có khả năng hấp thụ một lượng rất nhỏ nito phân tử
C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ nito hữu cơ trong xác sinh vật
D. Rễ cây chỉ hấp thụ nito khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+
Câu 24
Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên?
A. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4) Chất hữu cơ
B. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4) Chất hữu cơ
C. (1). NO3-; (2). N2; (3). NH4+ ; (4) Chất hữu cơ
D. (1). NO3-; (2). NH4+; (3). N2; (4) Chất hữu cơ
Câu 25. Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai?
I. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước
II. Xảy ra cây ở trong điều kiện thiếu oxi
III. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào
IV. Diễn ra qua 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Crep
A. 1 B. 3
C. 2 D. 4
Câu 26. Để tách chiết các nhóm sắc tố từ lá, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Lấy khoảng 2-3g lá khoai lang tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axeton 80% cho thật nhuyễn, thêm axeton, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết được hỗn hợp màu xanh lục. Sau đó cho thêm lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết thấy dung dịch phân thành 2 lớp. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Lớp dưới màu vàng là màu của carotenoit hòa tan trong benzen, lớp trên màu xanh lục là màu của diệp lục hòa tan trong axeton
B. Lớp dưới màu vàng là màu của carotenoit hòa tan trong axeton, lớp trên màu xanh lục là màu của diệp lục hòa tan trong benzen
C. Lớp trên màu vàng là màu của carotenoit hòa tan trong benzen, lớp dưới màu xanh lục là màu của diệp lục hòa tan trong axeton
D. Lớp trên màu vàng là màu của carotenoit hòa tan trong axeton, lớp trên màu xanh lục là màu của diệp lục hòa tan trong benzen
Câu 27. Ở thực vật C4, giai đoạn cố định CO2
A. xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
B. chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
D. xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào mô xốp.
Câu 28. Khi sống ở môi trường có khí hậu khô nóng, các loài cây thuộc nhóm thực vật nào sau đây có hô hấp sáng?
A. Thực vật C3 và C4.
B. Thực vật C3.
C. Thực vật CAM.
D. Thực vật C4.
Câu 29. Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
I. Thực vật C4 có năng suất thấp hơn thực vật C3.
II. Khí khổng của các loài thực vật CAM đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
III. Quá trình quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit.
IV. Thực vật C3 có 2 lần cố định CO2 trong pha tối.
A. 4 B. 3
C. 2 D. 1
Câu 30. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thích).
B. Quá trình quang phân li nước.
C. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
D. Quá trình khử CO2.
Câu 31. Hệ số hô hấp (RQ) là
A. tỷ số giữa phân tử H2O thải ra/số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
B. tỷ số giữa số phân tử O2 thải ra/ số phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp.
C. tỷ số giữa số phân tử CO2 thải ra/ số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
D. tỷ số giữa số phân tử CO2 thải ra/ số phân tử H2O lấy vào khi hô hấp.
Câu 32. Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
A. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
B. Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.
C. Mép (Vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
D. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.
Câu 33. Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là:
A. Lượng nước thoát ra lớn, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng
B. Lượng nước thoát ra nhỏ, không thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng
C. Lượng nước thoát ra nhỏ, có thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng
D. Lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng
Câu 34. Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là:
A. H2O, ATP, NADPH
B. NADPH, H2O, CO2
C. O2, ATP, NADPH
D. ATP, NADPH, CO2
Câu 35. Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là :
A. Vi khuẩn cố định nitơ
B. Vi khuẩn phản nitrat
C. Vi khuẩn nitrat
D. Vi khuẩn a môn
Câu 36. Nhận định nào dưới đây về hô hấp sáng ở thực vật là đúng?
A. Hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều.
B. Thực vật C3 và thực vật CAM đều có hô hấp sáng.
C. Nguyên liệu của hô hấp sáng là glucôzơ.
D. Hô hấp sáng tạo ATP, axit amin và O2.
Câu 37. Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch KCl.
D. Dung dịch H2SO4.
Câu 38. Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua
A. lông hút của rễ
B. chóp rễ.
C. khí khổng.
D. toàn bộ bề mặt cơ thể.
Câu 39. Cho các nhận định sau đây về hô hấp thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm:
1. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
2. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
3. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
4. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định sai trong các nhận định nói trên là:
A. 3 B. 1
C. 2 D. 4
Câu 40. Năng lượng chủ yếu tạo ra từ quá trình hô hấp là
A. ATP. B. NADH.
C. ADP D. NADPH
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.D |
11.C |
21.A |
31.C |
2.B |
12.D |
22.B |
32.B |
3.A |
13.A |
23.B |
33.D |
4.B |
14.D |
24.B |
34.D |
5.B |
15.D |
25.A |
35.B |
6.B |
16.D |
26.A |
36.A |
7.B |
17.A |
27.A |
37.B |
8.C |
18.D |
28.B |
38.A |
9.B |
19.A |
29.D |
39.B |
10.C |
20.B |
30.D |
40.A |
Câu 1
Các nhân tố chủ yếu liên quan đên sự đóng mở khí khổng là (1),(3)
Chọn D
Câu 2
Cây có cơ quan sinh dưỡng phát triển mà chậm ra hoa có thể do thừa nitơ
Chọn B
Câu 3
Ứ giọt : là do môi trường có độ ẩm cao, bão hòa hơi nước, nước trong cây không thoát qua lá ở dạng hơi được nên có hiện tượng ứ giọt nhờ áp suất rễ.
Phát biểu sai là A, chất lỏng đó là nước
Chọn A
Câu 4
Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do rễ cây thiếu oxi → lông hút bị gãy → mất cân bằng nước
Chọn B
Câu 5
Cây chỉ hấp thụ 2 dạng nito là: nitrat: NO3- và amôn: NH4+
Chọn B
Câu 6
Chọn B
Câu 7
Diệp lục a tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong quá trình quang hợp ở cây xanh
Chọn B
Câu 8
Nồng độ chất tan bên trong tế bào > trong đất, cây sẽ lấy NH4+ bằng cách hấp thụ chủ động vì ngược chiều gradient nồng độ
Chọn C
Câu 9
Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng của môi trường chủ yếu nhờ tế bào lông hút
Chọn B
Câu 10
Khi được chiếu sáng, cây thực hiện quang hợp, oxi thoát ra có nguồn gốc từ nước tham gia vào quá trình quang phân ly nước
Chọn C
Câu 11
Ti thể là bào quan thực hiện chức năng hô hấp
Chọn C
Câu 12
Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, rễ, lá có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến đa bội
Chọn D
Câu 13
Các nguyên tố đa lượng là C,H,O,N,P
Cu, Mo, Ni, Zn là các nguyên tố vi lượng
Chọn A
Câu 14
Pha sáng tạo ra O2; ATP; NADPH
Chọn D
Câu 15
Quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là đường phân
Chọn D
Câu 16
Ở thực vật CAM, khí khổng chỉ mở vào ban đêm, đóng vào ban ngày
Chọn D
Câu 17
Trình tự đúng là: (3)→(1)→(2)→(4)
Chọn A
Câu 18
Sắc tố quang hợp có chức năng hấp thụ năng lượng ánh sáng
Chọn D
Câu 19
Cây không bị héo là cây cây B vì lượng nước thoát ra< lượng nước hút vào
Chọn A
Câu 20
Bào quan thực hiện chức năng quang hợp là lục lạp
Chọn B
Câu 21
Chất nhận CO2 đầu tiên của chu trình C3 là Ribulozo-1,5-diphotphat (RiDP).
Chọn B
Câu 22
Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).
Chọn B
Câu 23
Phát biểu sai về khả năng hấp thụ nito của thực vật là B, thực vật không có khả năng hấp thụ nito phân tử
Chọn B
Câu 24
Sơ đồ đầy đủ là:
Chọn B
Câu 25
Phát biểu sai là : IV, phân giải kị khí không có chu trình Crep
Chọn A
Câu 26
Giải thích đúng là : Lớp dưới màu vàng là màu của carotenoit hòa tan trong benzen, lớp trên màu xanh lục là màu của diệp lục hòa tan trong axeton
Chọn A
Câu 27
Ở thực vật C4, giai đoạn cố định CO2 xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
Chọn A
Câu 28
Thực vật C3 có hô hấp sáng
Chọn B
Câu 29
I sai, năng suất của câu C4 cao hơn câu C3
II sai, khí khổng của các loài thực vật CAM đóng vào ban ngay và mở vào ban đêm
III đúng
IV sai, thực vật C3 chỉ có 1 lần cố định CO2
Chọn D
Câu 30
Quá trình khử CO2 thuộc pha tối
Chọn D
Câu 31
Hệ số hô hấp (RQ) là tỷ số giữa số phân tử CO2 thải ra/ số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
Chọn C
Câu 32
Khí không có mép trong dày, mép ngoài mỏng
Chọn B
Câu 33
Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là: Lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng
Chọn D
Câu 34
Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là ATP, NADPH, CO2, khí O2 thoát ra môi trường
Chọn D
Câu 35
Vi khuẩn phản nitrat chuyển hoá NO3- thành N2 làm mất nitơ trong đất
Chọn B
Câu 36
Phát biểu đúng là A
B sai, hô hấp sáng có ở cây C3
C sai, nguyên liệu của hô hấp sáng là axit glicolic
D sai, hô hấp sáng không tạo năng lượng, axit amin
Chọn A
Câu 37
Có thể sử dụng Ca(OH)2 để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2 vì sẽ tạo CaCO3 làm đục nước vôi trong (Ca(OH)2)
Chọn B
Câu 38
Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua hệ thống lông hút của rễ.
Chọn A
Câu 39
Hô hấp ở Thực vật:
- Làm biến đổi chất hữu cơ.
- Làm tăng độ ẩm, nhiệt độ, thay đổi thành phần khí(↑CO2;↓O2).
→ Nhận định (4) là không đúng.
Chọn B.
Câu 40
Quá trình hô hấp giải phóng năng lượng tích luỹ trong các liên kết cao năng của phân tử ATP
Chọn A.
soanvan.me