Đề bài
I. Phần trắc nghiệm (24 câu/6,0 điểm)
Câu 1. Tiêu hóa ở động vật là gì?
A. Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cung cấp cho tế bào và cơ thể hoạt động.
D. Tiêu hóa là quá trình tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng hình thành phân thải ra ngoài.
Câu 2. Nước và ion khoáng được vận chuyển theo dòng mạch
A. dòng mạch ống. B. dòng ống rây. C. dòng mạch rây. D. dòng mạch gỗ.
Câu 3. Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin (C3) là
A. axít photphoglixêric. B. axít malic.
C. axít photphoênolpiruvic. D. axít oxalôaxêtit.
Câu 4. Trong cấu tạo ống tiêu hóa của chim, diều là một phần của
A. dạ dày. B. thực quản. C. ruột già. D. ruột non.
Câu 5. Sự tổng hợp chất hữu ở thực vật CAM diễn ra vào thời điểm
A. ban ngày. B. sáng sớm. C. ban đêm. D. cả ngày và đêm.
Câu 6. Bản chất của pha tối quang hợp là
A. quá trình ôxi hoá CO2 bởi ATP của pha sáng.
B. CO2 được cố định vào RiDP 1-5 điphotphat.
C. quá trình cố định CO2.
D. quá trình khử CO2 bởi ATP và NADPH2 để đưa vào các hợp chất hữu cơ.
Câu 7. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 8. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Da của giun đất. B. Phổi và da của ếch, nhái.
C. Phổi của bò sát. D. Phổi của động vật có vú.
Câu 9. Chu trình C4 còn gọi là
A. đường phân. B. chu trình Crep.
C. chu trình axit đicacboxilic. D. chu trình axit APG.
Câu 10. Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?
A. Mạch gỗ theo nguyên tắc khuyết tán. B. Mạch rây theo nguyên tắc khuyết tán.
C. Tầng cutin. D. Vách xenlulôzơ.
Câu 11. Quá trình hô hấp diễn ra qua 2 giai đoạn là
A. pha liên tục và pha gián đoạn. B. hô hấp sáng và tối.
C. phân giải hiếu khí và kị khí. D. pha sáng và pha tối.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của nitơ đối với thực vật?
A. Ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của cây.
B. Ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các chất trong quang hợp.
C. Giữ vai trò cấu trúc.
D. Tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cây.
Câu 13. Tổng số phân tử ATP được tạo ra ở chuỗi chuyền electron hô hấp là
A. 36 ATP. B. 2 ATP. C. 26 ATP. D. 38 ATP.
Câu 14. Khi con người lao động nặng, áp suất thẩm thấu của máu tăng lên là do?
A. Nhu cầu ô xi tăng cao và hô hấp tăng. B. Tim đập mạnh huyết áp tăng.
C. Tuyến trên thận tiết CO2 hô hấp tăng. D. Đổ mồi hôi nhiều và sinh nhiệt tăng.
Câu 15. Các chất tham gia trong pha tối quang hợp.
A. chất vô cơ (CO2, O2, H2O).
B. chất hữu cơ (glucôzơ, glyxeryl, axit béo, axit amin).
C. O2, H2O, Enzim.
D. CO2, ATP, NADPH, Enzim.
Câu 16. Theo cơ chế duy trì cân bằng nội môi thì trình tự nào sau đây là đúng?
A. Kích thích → tiếp nhận → điều khiển → trả lời → liên hệ ngược → tiếp nhận.
B. Kích thích → tiếp nhận → trả lời → điều khiển → liên hệ ngược → tiếp nhận.
C. Kích thích → tiếp nhận → liên hệ ngược → điều khiển → trả lời → tiếp nhận.
D. Kích thích → tiếp nhận → liên hệ ngược → tiếp nhận → điều khiển → trả lời.
Câu 17. Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?
A. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.
B. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
C. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
D. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
Câu 18. Quá trình chuyển NO3- trong đất thành N2 không khí là quá trình
A. phân giải chất đạm hữu cơ. B. ôxi hóa amôniac.
C. phản nitrat hóa. D. tổng hợp đạm.
Câu 19. Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở
A. tế bào rễ. B. tế bào mô giậu.
C. tế bào bao bó mạch. D. tế bào biểu bì.
Câu 20. Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulozơ của tế bào thực vật
A. Không được tiêu hóa nên được phá vỡ nhờ co bóp mạnh của dạ dày
B. Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản
C. Được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa
D. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong mạch tràng và dạ dày
Câu 21. Khi đưa tay vào bao lúa đang nảy mầm thấy nóng hơn bao lúa khô là do hạt
A. Nảy mầm chứa nhiều nước nên giữ nhiệt tốt
B. Đang quang hợp mạnh nên tỏa nhiệt
C. Nảy mầm được ngâm trong nước “2 sôi 3 lạnh”
D. Nảy mầm hô hấp mạnh nên tỏa nhiệt
Câu 22. Năng suất sinh học là gì?
A. Là tổng khối lượng của cây trồng khi ở giai đoạn trưởng thành trên mỗi ha gieo trồng.
B. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C. Là tổng chất khô trong các cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người.
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng.
Câu 23. Tuần hoàn kín tiến hóa hơn tuần hoàn hở ở điểm nào sau đây?
1) Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh
2) Tốc độ máu chảy nhanh hơn
3) Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh hơn
Phương án trả lời đúng là
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 D. 1, 2 và 3
Câu 24. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp chủ yếu thông qua
A. Sự khuếch tán của CO2 vào lá cây B. Các phản ứng enzim trong quang hợp
C. Sự hấp thụ ánh sáng của diệp lục D. Quá trình quang phân li nước
II. Phần tự luận (4 điểm)
Câu 1. Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép
Câu 2. Trình bày vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
Đáp án
1. B |
2. D |
3. A |
4. A |
5. A |
6. D |
7. A |
8. D |
9. C |
10. B |
11. C |
12. B |
13. A |
14. D |
15. D |
16. A |
17. A |
18. C |
19. C |
20. D |
21. D |
22. B |
23. D |
24. B |
I. Phần trắc nghiệm (24 câu/6,0 điểm)
Câu 1.
Tiêu hóa ở động vật là gì? A. Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. B. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cung cấp cho tế bào và cơ thể hoạt động. D. Tiêu hóa là quá trình tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng hình thành phân thải ra ngoài. |
Phương pháp giải:
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 2.
Nước và ion khoáng được vận chuyển theo dòng mạch A. dòng mạch ống. B. dòng ống rây. C. dòng mạch rây. D. dòng mạch gỗ. |
Phương pháp giải:
Có 2 con đường vận chuyển các chất trong cây, đó là: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Trong đó:
- Dòng mạch gỗ vận chuyển chủ yếu là nước, các chất khoáng và một số chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
- Dòng mạch rây chủ yếu là saccarozo, hoocmon, axit amin, các ion khoáng được sử dụng lại.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 3.
Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin (C3) là A. axít photphoglixêric. B. axít malic. C. axít photphoênolpiruvic. D. axít oxalôaxêtit. |
Phương pháp giải:
Chu trình Canvin xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp. Chu trình canvin gồm 3 giai đoạn chính là: cố định CO2 => giai đoạn khử và giai đoạn tái sinh chất nhận.
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin là APG (axít photphoglixêric).
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 4.
Trong cấu tạo ống tiêu hóa của chim, diều là một phần của A. dạ dày. B. thực quản. C. ruột già. D. ruột non. |
Phương pháp giải:
Trong cấu tạo ống tiêu hóa của chim, diều là một phần của thực quản.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 5.
Sự tổng hợp chất hữu ở thực vật CAM diễn ra vào thời điểm A. ban ngày. B. sáng sớm. C. ban đêm. D. cả ngày và đêm. |
Phương pháp giải:
Sự tổng hợp chất hữu ở thực vật CAM diễn ra vào thời điểm ban ngày.
Cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao vào ban ngày khiến khí khổng đóng, chính vì vậy quá trình thu nhận CO2 và cố định CO2 ban đầu diễn ra cùng với sự mở của khí khổng vào ban đêm. Tới ban ngày, quá trình cố định CO2 thứ cấp và chu trình Canvin diễn ra.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 6.
Bản chất của pha tối quang hợp là A. quá trình ôxi hoá CO2 bởi ATP của pha sáng. B. CO2 được cố định vào RiDP 1-5 điphotphat. C. quá trình cố định CO2. D. quá trình khử CO2 bởi ATP và NADPH2 để đưa vào các hợp chất hữu cơ. |
Phương pháp giải:
Bản chất của pha tối quang hợp là quá trình khử CO2 bởi ATP và NADPH2 để đưa vào các hợp chất hữu cơ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 7.
Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. |
Phương pháp giải:
Ở người già, huyết áp cao dễ dẫn tới xuất huyết não vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 8.
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất? A. Da của giun đất. B. Phổi và da của ếch, nhái. C. Phổi của bò sát. D. Phổi của động vật có vú. |
Phương pháp giải:
Cơ quan hô hấp trao đổi khí hiệu quả nhất là phổi của động vật có vú.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 9.
Chu trình C4 còn gọi là A. đường phân. B. chu trình Crep. C. chu trình axit đicacboxilic. D. chu trình axit APG. |
Phương pháp giải:
Chu trình C4 còn gọi là chu trình axit đicacboxilic.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 10.
Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào? A. Mạch gỗ theo nguyên tắc khuyết tán. B. Mạch rây theo nguyên tắc khuyết tán. C. Tầng cutin. D. Vách xenlulôzơ. |
Phương pháp giải:
Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường mạch rây theo nguyên tắc khuyết tán.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 11.
Quá trình hô hấp diễn ra qua 2 giai đoạn là A. pha liên tục và pha gián đoạn. B. hô hấp sáng và tối. C. phân giải hiếu khí và kị khí. D. pha sáng và pha tối. |
Phương pháp giải:
Quá trình hô hấp diễn ra qua 2 giai đoạn là phân giải hiếu khí và kị khí.
Phân giải hiếu khí và kị khí có chung giai đoạn là đường phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 12.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của nitơ đối với thực vật? A. Ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của cây. B. Ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các chất trong quang hợp. C. Giữ vai trò cấu trúc. D. Tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cây. |
Phương pháp giải:
Nitơ có vai trò quan trọng với thực vật. Nitơ giúp cây sinh trưởng và phát triển
Vai trò cấu trúc:
- Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP, …
- Thiếu nitơ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin, từ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, lá xuất hiện màu vàng nhạt.
Vai trò điều tiết:
- Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin – enzim, côenzim và ATP.
Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 13.
Tổng số phân tử ATP được tạo ra ở chuỗi chuyền electron hô hấp là A. 36 ATP. B. 2 ATP. C. 26 ATP. D. 38 ATP. |
Phương pháp giải:
Tổng số phân tử ATP được tạo ra ở chuỗi chuyền electron hô hấp là 36 ATP.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 14.
Khi con người lao động nặng, áp suất thẩm thấu của máu tăng lên là do? A. Nhu cầu ô xi tăng cao và hô hấp tăng. B. Tim đập mạnh huyết áp tăng. C. Tuyến trên thận tiết CO2 hô hấp tăng. D. Đổ mồi hôi nhiều và sinh nhiệt tăng. |
Phương pháp giải:
Khi con người lao động nặng, áp suất thẩm thấu của máu tăng lên là do đổ mồi hôi nhiều và sinh nhiệt tăng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 15.
Các chất tham gia trong pha tối quang hợp. A. chất vô cơ (CO2, O2, H2O). B. chất hữu cơ (glucôzơ, glyxeryl, axit béo, axit amin). C. O2, H2O, Enzim. D. CO2, ATP, NADPH, Enzim. |
Phương pháp giải:
Các chất tham gia trong pha tối quang hợp là CO2, ATP, NADPH, enzim.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 16.
Theo cơ chế duy trì cân bằng nội môi thì trình tự nào sau đây là đúng? A. Kích thích → tiếp nhận → điều khiển → trả lời → liên hệ ngược → tiếp nhận. B. Kích thích → tiếp nhận → trả lời → điều khiển → liên hệ ngược → tiếp nhận. C. Kích thích → tiếp nhận → liên hệ ngược → điều khiển → trả lời → tiếp nhận. D. Kích thích → tiếp nhận → liên hệ ngược → tiếp nhận → điều khiển → trả lời. |
Phương pháp giải:
Cơ chế duy trình cân bằng nội môi có sự tham gia của 3 bộ phận:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: Tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
- Bộ phận điều khiển: tiếp nhận tín hiệu thần kinh và gửi đi các tín hiệu thần kinh/hoocmon đến cơ quan hoạt động điều khiển bộ phận thực hiện.
- Bộ phận thực hiện: nhận tín hiệu của bộ phận điều khiển => tăng/giảm hoạt động để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng.
Lời giải chi tiết:
Trình tự co chế duy trình cân bằng nội môi là: Kích thích → tiếp nhận → điều khiển → trả lời → liên hệ ngược → tiếp nhận.
Đáp án A.
Câu 17.
Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào? A. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường. B. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu. C. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu. D. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu. |
Phương pháp giải:
Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự: huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 18.
Quá trình chuyển NO3- trong đất thành N2 không khí là quá trình A. phân giải chất đạm hữu cơ. B. ôxi hóa amôniac. C. phản nitrat hóa. D. tổng hợp đạm. |
Phương pháp giải:
Quá trình chuyển NO3- trong đất thành N2 không khí là quá trình phản nitrat hóa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 19.
Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở A. tế bào rễ. B. tế bào mô giậu. C. tế bào bao bó mạch. D. tế bào biểu bì. |
Phương pháp giải:
Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở tế bào bao bó mạch.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 20.
Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulozơ của tế bào thực vật A. Không được tiêu hóa nên được phá vỡ nhờ co bóp mạnh của dạ dày B. Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản C. Được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa D. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong mạch tràng và dạ dày |
Phương pháp giải:
Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulozơ của tế bào thực vật được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong mạch tràng và dạ dày.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 21.
Khi đưa tay vào bao lúa đang nảy mầm thấy nóng hơn bao lúa khô là do hạt A. Nảy mầm chứa nhiều nước nên giữ nhiệt tốt B. Đang quang hợp mạnh nên tỏa nhiệt C. Nảy mầm được ngâm trong nước “2 sôi 3 lạnh” D. Nảy mầm hô hấp mạnh nên tỏa nhiệt |
Phương pháp giải:
Khi đưa tay vào bao lúa đang nảy mầm thấy nóng hơn bao lúa khô là do hạt nảy mầm hô hấp mạnh nên tỏa nhiệt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 22.
Năng suất sinh học là gì? A. Là tổng khối lượng của cây trồng khi ở giai đoạn trưởng thành trên mỗi ha gieo trồng. B. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. C. Là tổng chất khô trong các cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người. D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng. |
Phương pháp giải:
Năng suất sinh học là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 23.
Tuần hoàn kín tiến hóa hơn tuần hoàn hở ở điểm nào sau đây? 1) Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh 2) Tốc độ máu chảy nhanh hơn 3) Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh hơn Phương án trả lời đúng là A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 D. 1, 2 và 3 |
Phương pháp giải:
Tuần hoàn kín tiến hóa hơn tuần hoàn hở ở điểm:
1) Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh
2) Tốc độ máu chảy nhanh hơn
3) Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh hơn
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 24.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp chủ yếu thông qua A. Sự khuếch tán của CO2 vào lá cây B. Các phản ứng enzim trong quang hợp C. Sự hấp thụ ánh sáng của diệp lục D. Quá trình quang phân li nước |
Phương pháp giải:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp chủ yếu thông qua các phản ứng enzim trong quang hợp.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
II. Phần tự luận (4 điểm)
Câu 1.
Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép |
Lời giải chi tiết:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu được tim bơm đi từ tâm thất trái đến động mạch phổi (máu nghèo ôxi) đến mao mạch phổi trao đổi khí (trở thành máu giàu ôxi) về tĩnh mạch và về tâm nhĩ phải
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu được tim bơm đi từ tâm thất phải đến động mạch chủ (máu giàu ôxi) đến mao mạch trao đổi khí và chất dinh dưỡng (máu nghèo ôxi) về tĩnh mạch và về tâm nhĩ trái.
Vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ vì vậy mới gọi là hệ tuần hoàn kép
Câu 2.
Trình bày vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu. |
Lời giải chi tiết:
Vai trò của thận:
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao (do ăn mặn hoặc mất nhiều nước )thận tăng cường tái hấp thụ nước tră về máu, đồng thời động vật uống nước vào do có cảm giác khát. Điều đó giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
- Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm (do nước quá nhiều làm dư thừa nước), thận tăng thải nước, nhờ đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Thận thải các chất urê duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
Vai trò của gan:
- Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ máu tăng lên. Tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định
- Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.