Đề bài
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về sinh sản vô tính ở thực vật:
A. Sinh sản vô tính ở thực vật chỉ xảy ra ở thực vật sinh bào tử như rêu, dương xỉ.
B. Sinh sản vô tính tạo ra thế hệ cây con mang đặc điểm giống nhau và giống cây mẹ.
C. Sinh sản vô tính không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.
D. Thực vật có thể sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ, thân rễ.
Câu 2: Loài động vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Ếch
B. Bướm
C. Gián
D. Ruồi ong
Câu 3: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
A. CO2 và ATP.
B. Năng lượng ánh sáng.
C. Nước và O2.
D. ATP và NADPH.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là ứng động sinh trưởng?
A. Lá cây bên trái của cây phát triển to hơn các lá bên phải của cây do ánh sáng chiếu không đều hai bên cây.
B. Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc tối hoặc lúc ánh sáng yếu.
C. Hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ.
D. Cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm.
Câu 5: Cho các hình thức sinh sản sau:
- Phân đôi
- Nảy chồi
- Phân mảnh
- Bào tử
- Trinh sinh
Đâu là các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
A. 1,2,3,4
B. 2,3,4,5
C. 1,2,3,5
D. 1,2,4,5
Câu 6: Phát biểu nào đúng về các mô phân sinh ở thực vật:
A. Mô phân sinh là nhóm các tế bào đã phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
B. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.
C. Thực vật đều có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
D. Mô phân sinh đỉnh chỉ có ở chồi đỉnh và chồi rễ của cây.
Câu 7: Các hoocmôn điều hòa quá trình sinh sản ở người là:
A. FSH, LH, testostêrôn, GnRH.
B. FSH, LH, testostêrôn, tirôxin.
C. FSH, juvenin, testostêrôn, GnRH.
D. Gibêrelin, LH, testostêrôn, GnRH.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh?
A. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh được truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
B. Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi không có bao miêlin nhanh hơn nhiều so với trên sợi có bao miêlin.
C. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh được truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
D. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh được truyền nhảy cóc từ vùng này sang vùng khác.
Câu 9: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Quang phân li nước.
B. Chu trình Canvin.
C. Pha sáng
D. Pha tối.
Câu 10: Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:
1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
3. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóaở trùng giày:
A. 1→2→3
B. 2→3→1
C. 2→1→3
D. 3→2→1
Câu 11: Động vật nhai lại có dạ dày mấy ngăn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. diệp lục b.
B. carôtenôit.
C. phitôcrôm.
D. diệp lục a, b và phitôcrôm.
Câu 13: Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là
A. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.
B. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái.
C. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.
D. thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh.
Câu 14: Cây hấp thụ nitơ ở dạng
A. N2+ và NO3-.
B. N2+ và NH3+.
C. NH4+ và NO3-.
D. NH4- và NO3+.
Câu 15: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh
B. Vận tốc lớn và được điều hành
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh
D. Vận tốc bé và được điều hành
Câu 16: Hệ dẫn truyền tim gồm
A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His
Câu 17: Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và
A. phát triển chồi bên, làm tăng sự hóa già của tế bào.
B. Phát triển chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào.
C. Làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào.
D. Làm chậm sự phát triển của chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào.
Câu 18: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.
A. Cá xương, chim, thú
B. Lưỡng cư, thú
C. Bò sát ( trừ cá sấu ), chim ,thú
D. Lưỡng cư, bò sát, chim.
Câu 19: Điều không đúng khi nói về quả là
A. quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành
B. quả không hạt đều là quá đơn tính
C. quả có vai trò bảo vệ hạt
D. quả có thể là phương tiện phát tán hạt
Câu 20: Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,
A. hạch ngực, hạch lưng
B. hạch thân, hạch lưng
C. hạch bụng, hạch lưng
D. hạch ngực, hạch bụng
Câu 21: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây
A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra
Câu 22: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, câu con có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau đây của cây mẹ?
- Rễ
- Củ
- Lá
- Hạt
- Thân
A.1,2,3,4
B.2,3,4,5
C.3,4,5,1
D.5,1,2,3
Câu 23: Côn trùng hô hấp
A. bằng hệ thống ống khí
B. bằng mang
C. bằng phổi
D. qua bề mặt cơ thể
Câu 24: Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật
A. C4.
B. CAM.
C. C3.
D. C4 và thực vật CAM.
Câu 25: Cho các đặc điểm sau:
(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(2) Vận tốc lớn.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(4) Vận tốc nhỏ.
Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Lời giải chi tiết
1.A |
2.C |
3.D |
4.D |
5.C |
6.B |
7.A |
8.A |
9.B |
10.B |
11.D |
12.C |
13.D |
14.C |
15.C |
16.A |
17.B |
18.A |
19.B |
20.D |
21.B |
22.D |
23.A |
24.C |
25.B |
Câu 1:
Gợi ý: Lý thuyết sinh sản vô tính ở thực vật
LG: Đáp án A.
Sinh sản vô tính ở thực vật có hai hình thức: Sinh sản bào tử xảy ra ở thực vật bào tử như rêu, dương xỉ và sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ, thân rễ.
Câu 2:
Gợi ý: Lý thuyết sinh trưởng phát triển của động vật.
LG: Đáp án C.
Ấu trùng gián phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn.
Câu 3:
Gợi ý: Lý thuyết quang hợp.
LG: Đáp án D.
ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 4:
Gợi ý: Lý thuyết các kiểu ứng động.
LG: Đáp án D.
Ứng động của cây trinh nữ khi bị va chạm là ứng động không sinh trưởng.
Câu 5:
Gợi ý: Lý thuyết sinh sản vô tính ở động vật
LG: Đáp án C.
Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Câu 6:
Gợi ý: Lý thuyết sinh trưởng ở thực vật.
LG: Đáp án B.
A sai vì mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
C sai vì mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
D sai vì mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách và chồi rễ.
Câu 7:
Gợi ý: Lý thuyết điều hòa sinh sản ở người.
LG: Đáp án A.
B sai vì tirôxin điều hòa sinh trưởng.
C sai vì juvenin điều hòa sinh trưởng và phát triển của côn trùng.
D sai vì Gibêrelin là hoocmôn thực vật.
Câu 8:
Gợi ý: Lý thuyết lan truyền xung thần kinh.
LG: Đáp án A.
Câu 9:
Gợi ý: Lý thuyết pha tối quang hợp.
LG: Đáp án B.
Mía là thực vật C4. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là: Chu trình canvin.
Câu 10:
Gợi ý: Lý thuyết tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
LG: Đáp án B.
Câu 11:
Gợi ý: Lý thuyết đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật.
LG: Đáp án D.
Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
Câu 12:
Gợi ý: Lý thuyết những nhân tố chi phối sự ra hoa của cây.
LG: Đáp án C.
Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là phitôcrôm.
Câu 13:
Gợi ý: Lý thuyết các hình thức thụ tinh ở động vật.
LG: Đáp án D.
D sai vì thụ tinh ngoài chịu nhièu tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường, làm giảm hiệu quả thụ tinh.
Câu 14:
Gợi ý: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
LG: Đáp án C.
Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NH4+ và NO3-.
Câu 15:
Gợi ý: Lý thuyết thoát hơi nước ở thực vật.
LG: Đáp án C.
Câu 16:
Gợi ý: lý thuyết tính tự động của tim.
LG: Đáp án A.
Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.
Câu 17:
Gợi ý: Lý thuyết hoocmôn kích thích ở thực vật.
LG: Đáp án B.
Câu 18:
Gợi ý: Lý thuyết các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
LG: Đáp án A.
Tim lưỡng cư có 3 ngăn, tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn do đó có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.
Câu 19:
Gợi ý: Lý thuyết quá trình hình thành quả và hạt ở thực vật.
LG: Đáp án B.
Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hóa.
Câu 20:
Gợi ý: Lý thuyết cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
LG: Đáp án D.
Côn trùng có hệ thần kinh chuỗi hạch gồm hạch đầu,hạch ngực, hạch bụng.
Câu 21:
Gợi ý: Lý thuyết sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
LG: Đáp án B.
Câu 22:
Gợi ý: Lý thuyết sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
LG: Đáp án D.
Vì hạt được tạo ra bởi sinh sản hữu tính.
Câu 23:
Gợi ý: Lý thuyết các hình thức hô hấp ở động vật.
LG: Đáp án A.
Câu 24:
Gợi ý: Lý thuyết hô hấp sáng.
LG: Đáp án C.
Câu 25:
Gợi ý: Lý thuyết thoát hơi nước.
LG: Đáp án B.
3.,4 đúng vì thoát hơi nước qua cutin là hiện tượng hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra ngoài không khí qua lớp cutin.