CHUẨN BỊ THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU
1. Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài
Trước một tác phẩm truyện, sự đánh giá của người đọc về các khía cạnh nội dung hoặc hình thức nghệ thuật thường khác nhau. Vì thế, có thể nêu vấn đề từ các văn bản đọc trong bài học này. Có thể tham khảo một số vấn đề có những ý kiến khác nhau sau:
+ Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
+ Để hiểu đúng nhân vật Huấn Cao, có nhất thiết phải biết tường tận về Cao Bá Quát – một nhân vật lịch sử được Nguyễn Tuân chọn làm nguyên mẫu?
+ Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
2. Tìm ý và sắp xếp ý
+ Trước một vấn đề văn học có những ý kiến khác nhau, phải tự xác định cho mình một cách hiểu, cách lí giải.
+ Muốn tạo ra tiếng nói chung qua cuộc thảo luận, mỗi người nói cần nêu được các ý xác đáng, thuyết phục, có lí lẽ sắc bén và bằng chứng tiêu biểu
+Để tìm ý, cần tự đặt ra các câu hỏi, chẳng hạn: Bản chất vấn đề là gì? Đâu là chỗ gây ra những cách hiểu khác nhau? Có những cách lí giải khác nhau như thế nào về vấn đề này.
-Xác định từ ngữ then chốt
+ Để thảo luận về vấn đề văn học có những ý kiến khác nhau, có thể sử dụng một số từ ngữ sau: mặc dù,… nhưng…; về vấn đề này, theo ý tôi,…
+ Chuẩn bị nghe:
Tìm hiểu các thông tin cần thiết xung quanh vấn đề nêu ra để thảo luận
Ghi vắn tắt ý kiến của bản thân về vấn đề thảo luận
Sẵn sàng tham gia thảo luận để cùng đi đến cách hiểu thỏa đáng về vấn đề