TÌM Ý, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Tìm ý

Tìm hiểu bài viết tham khảo để học hỏi kinh nghiệm lập ý và triển khai ý. Dựa vào định hướng viết của bài học, đọc kĩ truyện đã chọn, nêu một số câu hỏi sau để tìm ý:

- Chủ đề của truyện là gì? Chủ đề đó có điểm đặc biệt nào không?

+ Bài viết cần khái quát được chủ đề của truyện. Có thể nêu chủ đề trước hoặc sau khi phân tích nhân vật

- Các nhân vật trong truyện có đặc điểm gì nổi bật? Ngoại hình, lời nói, hành động , nội tâm của nhân vật hướng tới việc thể hiện chủ đề như thế nào?

+ Bài viết cần tập trung phân tích nét độc đáo của các nhân vật trong truyện cũng như mối quan hệ giữa các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề

- Nhìn từ chủ đề và nhân vật, tác phẩm có gì đặc sắc?

+ Bài viết cần tập trung phân tích những nét đặc sắc của chủ đề, cách thể hiện chủ đề qua các nhân vật, vì những điều đó tạo nên giá trị của truyện

2. Lập dàn ý

Sắp xếp lại các ý theo trật tự hợp lý. Dàn ý cần phản ánh bố cục và nội dung bài viết

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Thân bài:

+ Khái quát chủ đề của truyện

+Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

+Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện

+ Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa với cuộc sống

Lưu ý: Việc khái quát chủ đề và phân tích nhân vật có thể thay đổi trật tự, tuy nhiên cần đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lí trong lập luận và bố cục bài viết

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận