THỰC HÀNH VIẾT TRONG BÀI LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM

1. Tìm ý 

- Để tìm ý, có thể đặt ra các câu hỏi:

+ Thói quen hay quan niệm cần từ bỏ ấy có phổ biến không?

+ Những biểu hiện cụ thể nào của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ ấy phải được nhắc đến?

+ Vì sao cần phải từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy? (Nó ảnh hưởng không tốt đến ban và môi trường hoặc cộng đồng như thế nào?)

+ Việc từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy nên được thực hiện ra sao?

+ Tôi và những người khác có thể hỗ trợ gì cho bạn?

2. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu thói quen hay quan niệm mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ (có thể gợi ra bối cảnh của việc thuyết phục và xác định vị thế phát ngôn của người viết)

- Thân bài

+ Trình bày biểu hiện của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

+ Phân tích lí do nên từ bỏ thói quen hay quan niệm đó

+ Đề xuất cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp 

+ Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi được người thuyết phục từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen hay quan niệm đã được đề cập

3. Viết

- Dựa vào dàn ý đã lập để thực hiện bài viết

- Cần chọn giọng điệu ân cần, cảm thông khi thể hiện lý lẽ thuyết phục. Dù khi viết, không nhất thiết phải nêu tên người được thuyết phục, nhưng cần hình dung về đối tượng đang nghe mình nói một cách hết sức cụ thể. Điều này sẽ giúp bài viết tránh được những lời hô hào chung chung.

- Cần nêu những bằng chứng tích cực để bài viết thể hiện rõ tính chất động viên