Đề bài
Bài 1. Nối hai phép tính có cùng kết quả :
Bài 2. Số ?
Trong hình đã cho có ...... hình tam giác và ...... hình tứ giác.
Bài 3. Cho đoạn thẳng sau:
Biết độ dài đoạn thẳng AB và AC lần lượt là : 8cm và 2dm.
Vẽ đoạn thẳng HK có độ dài bằng đoạn thẳng BC.
Bài 4. Số ?
Từ hai lần cân, ta tính được tổng số cân nặng của cả vịt và ngỗng là : … kg.
Bài 5. Khoanh vào đáp án đúng :
Một thùng to có thể chứa tối đa 24l nước. Người ta đổ thêm 6l nước vào thùng to thì thấy thùng đầy. Hỏi ban đầu ở thùng to có bao nhiêu lít nước ?
A. 30l B. 18l C. 16l
Lời giải chi tiết
Bài 1.
Phương pháp giải :
Tính lần lượt các phép tính trong ô vuông rồi nối hai phép tính có kết quả bằng nhau.
Lời giải :
Ta có: 9 + 6 = 15 ; 11 – 6 = 5 ;
12 – 3 = 9 ; 4 + 8 = 12 ;
8 + 4 = 12 ; 14 – 9 = 5 ;
8 + 7 = 15 ; 21 – 12 = 9.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 2.
Phương pháp giải :
Quan sát kĩ hình vẽ rồi ghi lại số tam giác và số tứ giác có trong hình.
(Đánh kí tự cho các điểm rồi liệt kê để tránh bỏ sót).
Lời giải :
Có 12 tam giác : AEG, BEG, ABG, ABD, ABC, ADG, BCG, DFG, CFG, CDG, ACD, BCD.
Có 7 tứ giác : AEFD, AEGD, AGFD, BEFC, BGFC, BEGC, ABCD.
Bài 3.
Phương pháp giải:
Tóm tắt :
AC = 2dm.
AB = 8cm.
HK = BC = ? cm
Muốn vẽ được đoạn thẳng HK, ta phải tính độ dài đoạn thẳng BC bằng cách lấy độ dài đoạn thẳng AC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.
Lời giải :
Đổi 2dm = 20cm
Độ dài đoạn thẳng BC là :
20 – 8 = 12 (cm)
Vậy độ dài HK là 12cm.
Bài 4.
Phương pháp giải :
Nhìn vào các số trên quả cân rồi tính lần lượt số cân nặng của vịt và ngỗng.
Cộng hai số vừa tìm được lại rồi điền vào chỗ chấm.
Lời giải :
Số cân nặng của vịt là:
12 – 9 = 3 (kg)
Số cân nặng của ngỗng là:
4 + 2 = 6 (kg)
Vậy cả vịt và ngỗng nặng:
3 + 6 = 9 (kg)
Đáp số: 9kg.
Bài 5.
Phương pháp giải :
Tóm tắt :
Thể tích tối đa : 24l
Đổ thêm vào 6l thì thùng đầy
Ban đầu : … ? l
Muốn tìm lời giải, lấy số lít nước mà thùng có thể chứa tối đa trừ đi số lít nước được đổ vào.
Lời giải :
Ban đầu ở thùng to có số lít nước là :
24 – 6 = 18 (lít)
Vậy khoanh vào đáp án B.
soanvan.me