Bài 1
Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 43 SGK
Chiếc áo khoác
Mẹ mua cho Na một chiếc Tan học, Na cởi áo khoác và vứt
áo khoác mới mà Na rất thích. dưới gốc cây để chơi cùng các bạn.
Về đến nhà, Na không nhớ đã để Na bị ốm do không mặc
chiếc áo khoác ở đâu. áo khoác khi trời lạnh.
a. Bạn Na đã làm gì với chiếc áo khoác của mình?
b. Việc làm đó đã dẫn đến hậu quả gì?
c. Em rút ra được điều gì về việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân?
Phương pháp giải:
- Kể chuyện theo tranh.
- Trực quan.
- Phân tích tình huống truyện.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Na đã được mẹ mua cho một chiếc áo khoác mới mà na rất thích và được mẹ dặn rằng phải giữ gìn chiếc áo cẩn thận.
Hình 2:
Khi tan học, Na đã cởi áo khoác ra để chơi cùng các bạn nhưng không cất chiếc áo cẩn thận mà vứt dưới gốc cây.
Hình 3:
Quá mải chơi, lúc về, Na đã quên không cầm theo áo khoác. Thấy Na không mặc áo khoác, mẹ đã hỏi: “Con để áo khoác ở đâu?” nhưng bạn ấy không nhớ.
Hình 4:
Vì không mặc áo khoác khi trời lạnh nên bạn Na đã bị ốm.
a. Do mải chơi, không chú ý cẩn thận trong việc giữ gìn đồ dùng cá nhân, bạn Na đã vứt chiếc áo khoác mẹ mua cho dưới gốc cây, khi được mẹ hỏi thì bạn không nhớ để chiếc áo khoác đó ở đâu và nó đã bị mất.
b. Việc bạn Na để mất chiếc áo khoác dẫn đến nhiều tác hại: bạn Na bị cảm lạnh, bố mẹ lo lắng, buồn bã, có thể sẽ mất thêm tiền để mua chiếc áo khoác mới cho Na.
c. Câu chuyện trên giúp em rút ra một bài học là cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân, cất giữ cẩn thận khi không dùng đến, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ.
Bài 2
Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân
Hình ảnh: Trang 44 SGK
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Lau kính, cất kính vào hộp cẩn thận khi không sử dụng để tránh việc rơi làm vỡ kính.
Hình 2:
Đóng nắp bút lại sau khi không sử dụng để tránh việc rơi làm hư bút.
Hình 3:
Lau rửa xe đạp sạch sẽ.
Hình 4:
Lau giày dép sạch sẽ, cất vào tủ sau mỗi lần dùng.
Ngoài ra: Một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân như: bảo quản cặp sách, đồ dùng học tập; gấp gọn quần áo, cất vào tủ gọn gàng; ...
Bài 3
Trao đổi về sự cần thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân
a. Việc bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến lợi ích gì?
b. Việc không bảo quản đồ dùng cá nhân dẫn đến điều gì?
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
a. Việc bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến những lợi ích như: đảm bảo sức khỏe; tiết kiệm thời gian, tiền bạc; bản thân và mọi người thấy vui vẻ; đồ dùng được bảo quản cẩn thận sẽ có giá trị sử dụng lâu dài; rèn tính ngăn nắp cho bản thân.
b. Việc không bảo quản đồ dùng cá nhân sẽ dẫn đến các hậu quả như: gây hại cho sức khỏe; gây hư hỏng đồ đạc; tốn thời gian, tiền bạc; bản thân trở nên cẩu thả.
Bài 4
Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng cá nhân:
Hình ảnh: Trang 45 SGK
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Một số cách bảo quản đồ dùng cá nhân:
- Đồ dùng học tập: bọc sách, vở và ghi nhãn cẩn thận; không vẽ bậy vào sách vở; không xé sách vở; đóng nắp bút cẩn thận khi không dùng đến; cất đồ dùng học tập ngăn nắp, đúng chỗ khi dùng xong.
- Đồ chơi: không ném đồ chơi; lau chùi sạch sẽ; cất cẩn thận, đúng chỗ khi dùng xong; sử dụng đúng cách.
- Quần áo, giày dép: gấp gọn gàng quần áo; những bộ đồ dễ nhăn dùng móc treo; cất vào tủ gọn gàng khi không dùng đến; lau chùi giày dép sạch sẽ.
soanvan.me