Bài 1
Nhận xét hành vi
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong mỗi tranh dưới đây?
Hình ảnh: Trang 45, 46 SGK
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích hình ảnh.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Hai bạn nữ đang lấy chiếc khăn len để chơi trò kéo co. Đây là việc làm không bảo quản đồ dùng cá nhân vì nó sẽ khiến chiếc khăn len nhanh bị hỏng. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.
Hình 2:
Bạn nữ đang đánh dấu chiếc cặp của mình bằng cách viết tên mình bên ngoài cặp. Đây là việc làm thể hiện sự bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, tránh bị thất lạc, nhầm lẫn. Chúng ta đồng tình với việc làm này.
Hình 3:
Bạn nam đã vẽ bậy ra bìa cuốn sách. Đây là việc làm không tốt cho đồ dùng cá nhân vì sẽ khiến cuốn sách bị bẩn, xấu, nhanh cũ. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.
Hình 4:
Bạn nữ đang rửa bình nước cá nhân. Đây là việc làm bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, giúp cho bình nước sạch sẽ, vệ sinh, bảo vệ chính sức khỏe của bạn. Chúng ta đồng tình với việc làm này.
Hình 5:
Bạn nam đang sắp xếp bút vào hộp sau khi dùng. Đây là việc làm bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, giúp cho bút được bền đẹp, tránh bị gãy hoặc bị thất lạc. Chúng ta đồng tình với việc làm này.
Hình 6:
Bạn nữ dùng chân vứt đôi giày. Đây là việc làm không tốt cho đồ dùng cá nhân vì sẽ khiến cho đôi giày nhanh bị sờn, rách, hỏng. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.
Bài 2
Xử lí tình huống:
Em sẽ khuyên bạn điều gì trong mỗi tình huống dưới đây?
Hình ảnh: Trang 46 SGK
Tình huống 1:
Tình huống 2:
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Lời khuyên: Bạn nam cần rửa sạch bàn chải đánh răng trước và sau khi sử dụng; cất bàn chải ở nơi khô ráo trong phòng tắm và thay bàn chải đánh rắng sau 3 tháng sử dụng. Làm như vậy sẽ giúp bàn chải sạch sẽ, bền đẹp, đảm bảo vệ sinh và giữ sức khỏe cho bản thân.
Tình huống 2:
Lời khuyên: Bạn nam nên từ chối lời rủ rê của bạn cùng bàn lấy thước kẻ chơi đấu kiếm. Vì việc làm này sẽ làm hỏng đồ dùng học tập, có thể làm gãy thước kẻ và khiến cho hai bạn bị tai nạn.
Bài 3
Em đã và sẽ làm gì để bảo quản đồ dùng cá nhân?
Phương pháp giải:
- Liên hệ bản thân.
- Trình bày trước lớp.
Lời giải chi tiết:
* Những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân:
- Ghi nhãn vở, bọc sách vở cẩn thận.
- Bảo quản đồ dùng học tập: nhẹ nhàng, cất gọn cẩn thận khi không dùng đến.
- Gấp gọn gàng quần áo và cất ngăn nắp trong tủ.
* Những việc em sẽ làm để bảo quản đồ dùng cá nhân:
- Phơi đồ ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng để giữ đồ được khô ráo, thơm tho.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân mỗi khi dùng xong.
- Không vứt đồ lung tung.
soanvan.me