Câu 6
Câu 6: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ:
a. Chỉ người, chỉ vật
b. Chỉ hoạt động
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ hai bức tranh.
Lời giải chi tiết:
a. Chỉ người, vật
- Từ ngữ chỉ người: người bán hàng, người bán chậu quất, người bán cây cảnh, người bán cành đào, người đàn ông, người mua cây cảnh, người mua chậu quất, người mua cành đào, người đi chợ, người phụ nữ, người nặn đồ chơi, bạn nhỏ, bạn nam, bạn nữ, trẻ em,...
- Từ ngữ chỉ vật: cành đào, chậu quất, cây quất, chậu cây cảnh, cây cảnh, cái túi, đồ chơi, cái bàn, cái ghế,...
b. Chỉ hoạt động: bán hàng, mua hàng, nặn đồ chơi, xem, nhìn, đi chợ, đi chơi, mời mua cây cảnh,...)
Câu 7
Câu 7: Nói 2 – 3 câu về một nhân vật trong tranh ở mục 6.
G:
- Người đó là ai?
- Người đó đang làm gì?
- Em có nhận xét gì về cử chỉ, hành động,... của người đó?
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Đây là bác bán đồ chơi cho trẻ em. Bác ấy đang nặn đồ chơi. Bác nặn đồ chơi rất đẹp nên các bạn nhỏ xúm quanh để xem.
- Đây là người bán cây cảnh. Bác ấy đang mời mọi người mua cây. Bác ấy tươi cười chào đón mọi người.
- Đây là một bạn nam. Bạn ấy đang chăm chú xem bác thợ nặn tò he (cùng nhiều bạn nhỏ khác). Bạn ấy thích đồ chơi tò he. Bạn ấy rất thán phục tài nặn tò he của bác thợ.)
Câu 8
Câu 8: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than thay cho ô vuông.
Chị: - Em đang viết gì đấy □
Em: - Em đang viết thư cho em □
Chị: - Hay đấy Trong thư nói gì □
Em: - Ngày mai, nhận được thư em mới biết □
(Theo Tiếng cười học trò)
Phương pháp giải:
- Dấu chấm: Đặt cuối câu kể (câu trả lời)
- Dấu hỏi: Đặt cuối câu hỏi, thắc mắc về việc gì đó
- Dấu chấm than: Đặt cuối câu bày tỏ cảm xúc hoặc nêu yêu cầu, đề nghị
Lời giải chi tiết:
Chị: - Em đang viết gì đấy?
Em: - Em đang viết thư cho em.
Chị: - Hay đấy! Trong thư nói gì?
Em: - Ngày mai, nhận được thư em mới biết.
soanvan.me