Câu hỏi 1 :
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
- A
Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
- B
Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
- C
Chuyển động của đầu cánh quạt
- D
Chuyển động của xe buýt từ đường Phạm Văn Đồng ra Nguyễn Phong Sắc
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A, C, D - chuyển động không đều
B - chuyển động đều
Câu hỏi 2 :
Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Phát biểu nào đúng:
- A
Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất chuyển động so với tàu thứ hai.
- B
Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất đứng yên so với tàu thứ hai.
- C
Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất chuyển động so với tàu thứ nhất.
- D
Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có, hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc.
=> Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ đứng yên so với tàu thứ hai.
Câu hỏi 3 :
Chọn phát biểu đúng.
- A
Lực tác dụng lên một vật chỉ có thể làm vật chuyển động nhanh lên
- B
Lực tác dụng lên một vật chỉ có thể làm vật chuyển động chậm lại
- C
Lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng và biến đổi chuyển động của vật
- D
Lực tác dụng lên một vật chỉ làm biến đổi chuyển động của vật
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
Câu hỏi 4 :
Hiếu đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?
- A
Lăn vật
- B
Kéo vật
- C
Cả 2 cách như nhau
- D
Không so sánh được.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
+ Lăn vật => lực ma sát lăn
+ Kéo vật => ma sát trượt
=> Cách kéo vật lực ma sát lớn hơn
Câu hỏi 5 :
Thế nào là hai lực cân bằng?
- A
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
- B
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
- C
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
- D
Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Câu hỏi 6 :
Trong các câu có chứa cụm từ "chuyển động", "đứng yên" sau đây, câu nào đúng?
- A
Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại có thể đứng yên đối với vật khác.
- B
Một vật xem là chuyển động đối với vật này, thì chắc chắn đứng yên đối với vật khác.
- C
Một vật xem là chuyển động đối với vật này, thì không thể đứng yên đối với vật khác.
- D
Một vật xem là đứng yên đối với vật này, thì chắc chắn chuyển động đối với vật khác.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Câu hỏi 7 :
Dùng cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống:
Lực là nguyên nhân làm ... vận tốc của chuyển động.
- A
Tăng
- B
Không đổi
- C
Giảm
- D
Thay đổi
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
=> Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động
Câu hỏi 8 :
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.
- A
\(S = v/t\).
- B
\(t = v/S\).
- C
\(t = S/v\).
- D
\(S = t /v\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
\(v = \dfrac{S}{t} \Rightarrow t = S/v\)
Câu hỏi 9 :
Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường \(3,6km\), trong thời gian \(40\) phút. Vận tốc của học sinh đó là:
- A
\(19,44m/s\)
- B
\(15m/s\)
- C
\(1,5m/s\)
- D
\(\dfrac{2}{3}m/s\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính vận tốc: \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Đổi đơn vị:
+ \(3,6km = 3,6.1000 = 3600m\)
+ \(40\) phút \( = 40.60 = 2400{\rm{s}}\)
Vận tốc của học sinh đó là: \(v = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{3600}}{{2400}} = 1,5m/s\)
Câu hỏi 10 :
Bắn một viên bi lên một máng nghiêng, sau đó viên bi lăn xuống với vận tốc \(6{\rm{ }}cm/s\). Biết vận tốc trung bình của viên bi cả đi lên và đi xuống là \(4{\rm{ }}cm/s\). Hỏi vận tốc của viên bi khi đi lên?
- A
\(3cm/s\)
- B
\(3m/s\)
- C
\(5cm/s\)
- D
\(5m/s\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \({v_1},{v_2}\) lần lượt là vận tốc của bi trên khi đi lên và lăn xuống
\({t_1},{t_2}\) lần lượt là thời gian của bi trên khi đi lên và lăn xuống
Ta có:
\({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{2{\rm{s}}}}{{{t_1} + {t_2}}}{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
Mặt khác, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \frac{s}{{{v_1}}}\\{t_2} = \frac{s}{{{v_2}}}\end{array} \right.\)
Thay vào \(\left( 1 \right)\) ta được:
\(\begin{array}{l}{v_{tb}} = \frac{{2{\rm{s}}}}{{\frac{s}{{{v_1}}} + \frac{s}{{{v_2}}}}}\\ \leftrightarrow 4 = \frac{2}{{\frac{1}{{{v_1}}} + \frac{1}{6}}}\\ \to {v_1} = 3cm/s\end{array}\)
Câu hỏi 11 :
Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?
- A
\({F_3} > {F_2} > {F_1}\)
- B
\({F_2} > {F_3} > {F_1}\)
- C
\({F_1} > {F_2} > {F_3}\)
- D
Một cách sắp xếp khác
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Gọi tỉ lệ xích của biểu diễn lực như hình bằng a
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = a\\{F_2} = 2{\rm{a}}\\{F_3} = 3{\rm{a}}\end{array} \right.\)
Ta suy ra: \({F_3} = \frac{3}{2}{F_2} = 3{F_1} \to {F_3} > {F_2} > {F_1}\)
Câu hỏi 12 :
Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, biết lực kéo của đầu máy là \(15000N\). Độ lớn của lực ma sát khi đó là:
- A
\(15000N\)
- B
Lớn hơn \(15000N\)
- C
Nhỏ hơn \(15000N\)
- D
Không thể tính được
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng tính chất chuyển động của vật
Lời giải chi tiết:
Ta có, đoàn tàu bắt đầu rời ga => chuyển động của tàu nhanh dần
Lực kéo của đầu máy là \(F = 15000N\)
=> Để đoàn tàu từ từ tăng tốc thì \({F_{m{\rm{s}}}} < F = 15000N\)