Câu hỏi 1 :
Nếu hai vật có nhiệt độ̣ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:
- A
Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
- B
Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt \({0^0}C\)
- C
Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
- D
Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ta có: Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
Câu hỏi 2 :
Quan sát trường hợp hòn sỏi rơi từ cao xuống đất. Trong thời gian rơi thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
- A
Động năng tăng, thế năng giảm
- B
Động năng và thế năng đều tăng
- C
Động năng và thế năng đều giảm
- D
Động năng giảm, thế năng tăng
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
Lời giải chi tiết:
Trong thời gian rơi của hòn sỏi thì thế năng của hòn sỏi giảm và động năng của hòn sỏi tăng.
Câu hỏi 3 :
Cơ năng, nhiệt năng:
- A
Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
- B
Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
- C
Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
- D
Cả A, B và C sai
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Câu hỏi 4 :
Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:
- A
Khối lượng
- B
Độ tăng nhiệt độ của vật
- C
Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
- D
Cả 3 phương án trên
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào:
+ Khối lượng
+ Độ tăng nhiệt độ của vật
+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.
Câu hỏi 5 :
Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?
- A
Là sự thay đổi thế năng.
- B
Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau.
- C
Là sự thay đổi nhiệt độ.
- D
Là sự thực hiện công.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng định nghĩa về dẫn nhiệt và nhiệt năng:
+ Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
+ Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Lời giải chi tiết:
Ta có: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Mặt khác: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
=> Bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau
Câu hỏi 6 :
Chọn câu trả lời sai.
- A
Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
- B
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
- C
Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
- D
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A, B, D – đúng
C – sai vì các vật lạnh vẫn có thể bức xạ nhiệt
Câu hỏi 7 :
Hiện tượng có thể xảy ra cả ở trong chân không là:
- A
Bức xạ nhiệt.
- B
Đối lưu.
- C
Dẫn nhiệt.
- D
Nhiệt năng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Bức xạ nhiệt là hiện tượng có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Câu hỏi 8 :
Chọn câu đúng trong các câu sau. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:
- A
Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.
- B
Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.
- C
Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.
- D
Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng bảng năng suất tỏa nhiệt của một số chất:
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Câu hỏi 9 :
Phải cung cấp cho \(5kg\) kim loại này ở \({20^0}C\) một nhiệt lượng là \({\rm{57}}kJ\) để nó nóng lên \({50^0}C\) . Đó là kim loại gì? Biết nhiệt dung riêng của các chất được cho trong bảng sau:
- A
Nhôm
- B
Đồng
- C
Thép
- D
Chì
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ So sánh với bảng nhiệt dung riêng => kim loại cần tìm
Lời giải chi tiết:
+ Ta có, nhiệt lượng cần cung cấp cho khối lượng kim loại đó là: \(Q = mc\Delta t\)
Ta suy ra, nhiệt dung riêng của kim loại đó là:
\(c = \dfrac{Q}{{m\Delta t}} = \dfrac{{{{57.10}^3}}}{{5.\left( {50 - 20} \right)}} = 380J/kg.K\)
+ Dựa vào bảng nhiệt dung riêng, ta suy ra kim loại đó là: Đồng
Câu hỏi 10 :
Bỏ vào nhiệt lượng kế chứa \(450g\) nước ở nhiệt độ \({22^0}C\) một miếng kim loại có khối lượng \(350g\) được nung nóng tới \({100^0}C\). Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là \({30^0}C\). Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt kế và không khí; lấy nhiệt dung riêng của nước là \(4190J/kg.K\). Nhiệt dung riêng của kim loại đó là:
- A
\(358,28J/kg.K\)
- B
\(458,28J/kg.K\)
- C
\(615,5J/kg.K\)
- D
\(215,5J/kg.K\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Lời giải chi tiết:
Nhiệt độ khi cân bằng là \(t = {30^0}C\)
Kim loại: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 350g = 0,35kg\\{c_1}\\{t_1} = {100^0}C\end{array} \right.\)
Nước: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_2} = 450g = 0,45kg\\{c_2} = 4200J/kg.K\\{t_2} = {22^0}C\end{array} \right.\)
+ Nhiệt lượng kim loại tỏa ra là: \({Q_1} = {m_1}{c_1}\left( {{t_1} - t} \right)\)
Nhiệt lượng nước thu vào là: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\left( {t - {t_2}} \right)\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
\(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2} \leftrightarrow {m_1}{c_1}\left( {{t_1} - t} \right) = {m_2}{c_2}\left( {t - {t_2}} \right)\\ \leftrightarrow 0,35.{c_1}.\left( {100 - 30} \right) = 0,45.4200\left( {30 - 22} \right)\\ \to {c_1} = 615,6\end{array}\)
Vậy nhiệt độ khi cân bằng là \({c_1} = 615,5J/kg.K\)
Câu hỏi 11 :
Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là \(q = {27.10^6}J/kg\). Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn \(12kg\) than đá là:
- A
\(Q = 324kJ\)
- B
\(Q = 32,{4.10^6}J\)
- C
\(Q = {324.10^6}J\)
- D
\(Q = 3,{24.10^5}J\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy: \(Q = qm\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy \(12kg\) than đá là:
\(Q = qm = {27.10^6}.12 = {324.10^6}J\)
Câu hỏi 12 :
Động cơ của một máy bay có công suất \({2.10^6}{\rm{W}}\) và hiệu suất \(30\% \) . Vậy với một tấn xăng, máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\) .
- A
\(2,04h\)
- B
\(1,24h\)
- C
\(1,92h\)
- D
\(2,54h\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{A}{Q}\)
+ Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Lời giải chi tiết:
\(1\) tấn \( = 1000kg\)
+ Năng lượng do một tấn xăng tỏa ra: \(Q = mq = 1000.4,{6.10^7} = 4,{6.10^{10}}J\)
+ Ta có: \(H = \dfrac{A}{Q}\)
=> Công do máy bay động cơ sinh ra: \(A = HQ = 0,30.4,{6.10^{10}} = 1,{38.10^{10}}J\)
+ Mặt khác, ta có: \(P = \dfrac{A}{t}\)
=> Thời gian máy bay bay là: \(t = \dfrac{A}{P} = \dfrac{{1,{{38.10}^{10}}}}{{{{2.10}^6}}} = 6900s = 1,92h\)