Câu hỏi 1 :

Chọn câu đúng trong các câu sau. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, khí đốt, than bùn, xăng, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:

  • A

    Khí đốt, than bùn, xăng, củi khô.

  • B

    Than bùn, củi khô, xăng, khí đốt.

  • C

    Khí đốt, xăng, than bùn, củi khô.

  • D

    Xăng, khí đốt, than bùn, củi khô.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng bảng năng suất tỏa nhiệt của một số chất:

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Ba chất lỏng \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) đang ở nhiệt độ \({t_A},{t_B},{t_C}\) với \({t_A} < {t_B} < {t_C}\) được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?

  • A

    \(A\) tỏa nhiệt, \(B\) và \(C\) thu nhiệt

  • B

    \(A\) và \(B\) tỏa nhiệt, \(C\) thu nhiệt

  • C

    \(C\) tỏa nhiệt, \(A\) và \(B\) thu nhiệt

  • D

    Chỉ khẳng định được sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có \({t_A} < {t_B} < {t_C}\)

=> Ta chỉ có thể chắc chắn rằng: C tỏa nhiệt, A thu nhiệt

Còn B chỉ có thể xác định được tỏa nhiệt hay thu nhiệt sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?

  • A

    \({Q_{tỏa}} + {Q_{thu}} = 0\)

  • B

    \({Q_{tỏa}} = {Q_{thu}}\)

  • C

    \({Q_{tỏa}}.{Q_{thu}} = 0\)

  • D

    \(\dfrac{{{Q_{tỏa}}}}{{{Q_{thu}}}} = 0\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có, phương trình cân bằng nhiệt

Qtỏa ra = Qthu vào

Trong đó:

+ Qtỏa ra: tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra

+ Qthu vào: tổng nhiệt lượng của các vật thu vào

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Bức xạ nhiệt là:

  • A

    Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng

  • B

    Sự truyền nhiệt qua không khí

  • C

    Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc

  • D

    Sự truyền nhiệt qua chất rắn

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí là:

  • A

    Dẫn nhiệt.

  • B

    Đối lưu.

  • C

    Bức xạ nhiệt.

  • D

    Tất cả các hình thức trên.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:

+ Chất rắn: dẫn nhiệt

+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu

+ Chân không: bức xạ nhiệt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự:

  • A

    Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí

  • B

    Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu

  • C

    Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu

  • D

    Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Động cơ hoạt động có 4 kỳ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ?

  • A

    Mũi tên được bắn đi từ cung

  • B

    Nước trên đập cao chảy xuống

  • C

    Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới

  • D

    Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao

+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)

Lời giải chi tiết:

Cả 3 trường hợp trên đều có sự chuyển hóa thế năng thành động năng, cụ thể:

A – Thế năng đàn hồi => động năng

B, C – Thế năng hấp dẫn => động năng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

……………..của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\)

  • A

    Nhiệt dung riêng

  • B

    Nhiệt độ

  • C

    Nhiệt lượng

  • D

    Nội năng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một vật bằng đồng có khối lượng \(m = 10kg\) đang ở \({20^0}C\) để  vật đó đạt được nhiệt độ \({70^0}C\) thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là: (biết nhiệt dung riêng của đồng là \(380J/kg.K\))

  • A

    \(190J\)

  • B

    \(19J\)

  • C

    \(190kJ\)

  • D

    \(19kJ\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng cần cung cấp cho đồng là: \(Q = mc\Delta t = 10.380.(70 - 20) = 190000J = 190kJ\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Thả một miếng thép \(2{\rm{ }}kg\) đang ở nhiệt độ \({345^0}C\) vào một bình đựng \(3\) lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là \({30^0}C\). Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là \(460J/kg.K,4200J/kg.K\). Nhiệt độ ban đầu của nước là:

  • A

    \({7^0}C\)

  • B

    \({17^0}C\)

  • C

    \({27^0}C\)

  • D

    \({37^0}C\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Đổi đơn vị của thể tích: Khối lượng của \(1l\) nước \( = 1kg\)

+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra, thu vào: \(Q = mc\Delta t\)

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết:

Đổi đơn vị: Khối lượng của \(3l\) nước \( = 3kg\)

+ Gọi nhiệt độ ban đầu của nước là \({t_0}\)

- Nhiệt lượng của miếng thép tỏa ra là: \({Q_1} = {m_1}{c_1}\Delta {t_1} = 2.460\left( {345 - 30} \right) = 289800J\)

- Nhiệt lượng mà nước thu vào: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\Delta {t_2} = 3.4200\left( {30 - {t_0}} \right)\)

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

\(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2} \leftrightarrow 289800 = 3.4200\left( {30 - t} \right)\\ \to t = 7\end{array}\)

Vậy nhiệt độ ban đầu của nước là: \({t_0} = {7^0}C\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một bếp dầu hỏa có hiệu suất \(30\% \) . biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \({44.10^6}J/kg\). Với \(30g\) dầu có thể đun sôi lượng nước có nhiệt độ ban đầu là \({30^0}C\)là:

  • A

    \(1,35kg\)

  • B

    \(1,53kg\)

  • C

    \(1,35g\)

  • D

    \(1,53g\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết:

+ Nhiệt lượng do \(30g\) dầu tỏa ra là: \({Q_{tp}} = qm = {44.10^6}.0,03 = {132.10^4}J\)

+ Ta có \(H = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp}}}}.100\% \)

Vậy nhiệt lượng đun sôi nước là \({Q_{ich}} = \dfrac{{{Q_{tp}}.H}}{{100\% }} = \dfrac{{{{132.10}^4}.30\% }}{{100\% }} = 396000J\)

Mặt khác:

\(\begin{array}{l}{Q_{ich}} = {m_{nuoc}}.{c_{nuoc}}({t_2} - {t_1})\\ \Rightarrow {m_{nuoc}} = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{c_{nuoc}}({t_2} - {t_1})}} = \dfrac{{396000}}{{4200.(100 - 30)}} = 1,35kg\end{array}\)

Vậy với \(30g\) dầu có thể đun sôi \(1,35kg\) nước có nhiệt độ ban đầu là \({30^0}C\).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Với \(2\) lít xăng, một xe máy có công suất \(3,2kW\) chuyển động với vận tốc \(45km/h\) sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là \(25\% \), năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\), khối lượng riêng của xăng là \(700kg/{m^3}\).

  • A

    \(100,62km\)

  • B

    \(63km\)

  • C

    \(45km\)

  • D

    \(54km\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)

+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \frac{A}{Q}\)

+ Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

+ Sử dụng công thức tính quãng đường: \(s = vt\)

Lời giải chi tiết:

+ Nhiệt lượng do \(2\) lít xăng tỏa ra là: \({Q_{toa}} = mq = DV.q = {700.2.10^{ - 3}}.4,{6.10^7} = 6,{44.10^7}J\)

+ Ta có: \(H = \frac{A}{Q}\)

=> Công có ích của động cơ: \(A = H.Q = 0,25.6,{44.100^7} = 1,{61.10^7}J\)

+ Ta có: \(P = \frac{A}{t}\)

=> Thời gian xe máy đã đi là: \(t = \frac{A}{P} = \frac{{1,{{61.10}^7}}}{{3,{{2.10}^3}}} = 5031,25s = 1,4h\)

+ Quãng đường xe máy đi được: \(s = vt = 45.1,4 = 63km\)

Đáp án - Lời giải