Câu hỏi 1 :
Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
- A
Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
- B
Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.
- C
Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
- D
Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
=> Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu hỏi 2 :
Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:
- A
\(Q = \frac{q}{m}\)
- B
\(Q = \frac{m}{q}\)
- C
\(Q = qm\)
- D
\(Q = {q^m}\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy được tính theo công thức:
\(Q = qm\)
Trong đó:
+ \(Q\): nhiệt lượng toả ra \(\left( J \right)\)
+ \(q\): năng suất toả nhiệt của nhiên liệu \(\left( {J/kg} \right)\)
+ \(m\): khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn\(\left( {kg} \right)\)
Câu hỏi 3 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
- A
Ô tô chuyển động lên dốc.
- B
Ném hòn sỏi lên cao
- C
Hòn sỏi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng.
- D
Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
Lời giải chi tiết:
A, B – động năng => thế năng
C – Thế năng => động năng
Câu hỏi 4 :
Nén nhiên liệu là kì diễn ra thứ mấy trong động cơ nổ bốn kì:
- A
Kỳ thứ nhất
- B
Kỳ thứ hai
- C
Kỳ thứ ba
- D
Kỳ thứ tư
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Động cơ hoạt động có 4 kỳ
Câu hỏi 5 :
Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?
- A
Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
- B
Đun ước trong ấm.
- C
Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
- D
Sự thông khí trong lò.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A – dẫn nhiệt
C – bức xạ nhiệt
B, D – đối lưu
Câu hỏi 6 :
Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm \({1^0}C\). Hãy cho biết \(1 calo\) bằng bao nhiêu \(jun\)?
- A
\(1{\rm{ }}calo = 4200J\)
- B
\(1{\rm{ }}calo = 4,2J\)
- C
\(1{\rm{ }}calo{\rm{ }} = {\rm{ }}42J\)
- D
\(1calo = 42kJ\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(1calo = 4,2J\)
Câu hỏi 7 :
Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt?
- A
Nước bị đun nóng.
- B
Nồi bị đốt nóng.
- C
Củi bị đốt cháy.
- D
Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong các vật trên, vật có năng suất tỏa nhiệt là củi bị đốt cháy, do củi là nhiên liệu còn nước và nồi không phải là nhiên liệu nên không có năng suất tỏa nhiệt
Câu hỏi 8 :
Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt?
- A
Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn .
- B
Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- C
Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.
- D
Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có nhiệt dung riêng cao hơn.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Câu hỏi 9 :
Người ta cung cấp cho \(10l\) nước một nhiệt lượng \(840kJ\) . Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\) khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Nước nóng lên thêm
- A
\({35^0}C\)
- B
\({25^0}C\)
- C
\({20^0}C\)
- D
\({30^0}C\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính khối lượng: \(m = DV\)
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(10l = {10.10^{ - 3}}{m^3}\)
Khối lượng nước là: \(m = DV = {1000.10.10^{ - 3}} = 10kg\)
Ta có nhiệt lượng cung cấp: \(Q = mc\Delta t\)
Ta suy ra: \(\Delta t = \dfrac{Q}{{mc}} = \dfrac{{{{840.10}^3}}}{{10.4200}} = 20\)
=> Nhiệt độ của rượu tăng thêm là: \({20^0}C\)
Câu hỏi 10 :
Đổ \(5\) lít nước ở \({20^0}C\) vào \(3\) lít nước ở \({45^0}C\). Nhiệt độ khi cân bằng là:
- A
\(2,{94^0}C\)
- B
\(293,{75^0}C\)
- C
\(29,{36^0}C\)
- D
\(29,{4^0}C\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Đổi đơn vị của thể tích: \(1l\) nước \( = 1kg\)
+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra, thu vào: \(Q = mc\Delta t\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Lời giải chi tiết:
+ Đổi đơn vị:
\(5l\) nước \( = 5kg\)
\(3l\) nước \( = 3kg\)
+ Gọi nhiệt độ khi cân bằng là \(t\)
Ta có:
- Nhiệt lượng thu vào của \(5l\) nước là: \({Q_1} = {m_1}c\left( {t - {t_1}} \right)\)
- Nhiệt lượng tỏa ra của \(3l\) nước là: \({Q_2} = {m_2}c\left( {{t_2} - t} \right)\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 5kg,{t_1} = {20^0}C\\{m_2} = 3kg,{t_2} = {45^0}C\end{array} \right.\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
\(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2} \leftrightarrow {m_1}c\left( {t - {t_1}} \right) = {m_2}c\left( {{t_2} - t} \right)\\ \leftrightarrow {m_1}\left( {t - {t_1}} \right) = {m_2}\left( {{t_2} - t} \right)\\ \leftrightarrow 5\left( {t - 20} \right) = 3\left( {45 - t} \right)\\ \to t = 29,375 \approx 29,4\end{array}\)
Vậy nhiệt độ khi cân bằng là \(29,{4^0}C\)
Câu hỏi 11 :
Đốt cháy hoàn toàn \(0,25kg\) dầu hỏa mới làm cho \(4,2\) lít nước từ \({16^0}C\) nóng tới \({96^0}C\) . Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \(q = {44.10^6}J/kg\). Hiệu suất của bếp dầu là:
- A
\(10,83\% \)
- B
\(11,83\% \)
- C
\(13,83\% \)
- D
\(12,83\% \)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{Q}{{{Q_{tp}}}}.100\% \)
Lời giải chi tiết:
+ Nhiệt lượng dùng để đun nóng nước là: \(Q = {m_1}{c_1}\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 4,2.4200.\left( {96 - 16} \right) = 1411200J\)
+ Nhiệt lượng toàn phần do dầu hỏa tỏa ra là: \({Q_{tp}} = qm = {44.10^6}.0,25 = {11.10^6}J\)
=> Hiệu suất của bếp dầu là: \(H = \dfrac{Q}{{{Q_{tp}}}} = \dfrac{{1411200}}{{{{11.10}^6}}}.100\% = 12,83\% \)
Câu hỏi 12 :
Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết \(8kg\) dầu thì đưa đưcọ \(900{m^3}\) nước lên cao \(10m\). Hiệu suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là \(4,{6.10^7}J/kg\), khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\)
- A
\(24,46\% \)
- B
\(2,45\% \)
- C
\(15,22\% \)
- D
\(1,52\% \)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng biểu thức tính khối lượng: \(m = DV\)
+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất của động cơ: \(H = \frac{A}{Q}\)
Lời giải chi tiết:
+ Khối lượng nước được đưa lên là: \(m = DV = 1000.900 = {9.10^5}kg\)
+ Trọng lượng của nước: \(P = 10m = {10.9.10^5} = {9.10^6}N\)
+ Công có ích: \(A = P.h = {9.10^6}.10 = {9.10^7}J\)
+ Nhiệt lượng do \(8kg\) dầu tỏa ra là: \({Q_{toa}} = mq = 8.4,{6.10^7} = 36,{8.10^7}J\)
+ Hiệu suất của động cơ máy bơm là:
\(H\left( \% \right) = \frac{A}{Q}.100 = \frac{{{{9.10}^7}}}{{36,{{8.10}^7}}} = 24,46\% \)