Bài làm 1
Người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp không xuất hiện trực tiếp mà xuất hiện gián tiếp qua những cảm xúc được thể hiện trong bài. Ta có thể hình dung chủ thể trữ tình trong bài thơ là một người lính đã xa nhà nhiều năm và có những tình cảm sâu sắc dành cho mẹ cũng như quê hương, đất nước. Anh là một người con giàu tình cảm, có hiếu khi nhớ thương về mẹ với những điều bình dị và không quên được những món ăn dân dã quen thuộc mà mẹ đã dành trọn tình cảm để nấu cho anh. Người lính ấy đồng thời cũng là người con yêu nước khi trong lòng anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê, dân tộc “Ôi cái mùi vị quê hương/Con làm sao quên được”.
Bài làm 2
Bài thơ Gặp lá cơm nếp được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả. Ngay từ khổ thơ đầu ta có thể thấy tác giả là một người con xa nhà đã lâu, anh nhớ về món ăn quê hương dân giã mà bồi hồi nhớ về người mẹ, nhớ về quê hương. Anh là một người con giàu tình cảm và hiếu thảo.