Nguyễn Quang Thiều hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Với ông, người viết phải độc hành đi tới những chân trời nghệ thuật và không dừng bút cho đến tận những giây phút cuối cùng của đời sống: “Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lí do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó.”. Bởi quan niệm sáng tạo là không ngừng nghỉ nên nhà văn đã thử bút với nhiều thể loại khác nhau.
Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều là chất thơ đằm thắm, chi tiết độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản sắc dân tộc đậm đà cùng chiều sâu của vẻ đẹp nhân văn và chất triết lí nhẹ nhàng sâu sắc.
Truyện kể về hai anh em Mên và Mon, gần hai giờ sáng hai anh em tỉnh dậy lo lắng cho đàn chìa vôi con còn nhỏ ở giữa bãi sông. Đàn chìa vôi làm tổ giữa dòng sông vì đám rong xong mùa tươi tốt sẽ héo dần, là chỗ làm ổ thuận tiện cho chim mẹ đẻ trứng khi đàn chìa vôi đủ lông đủ cánh bay đi là lúc mùa tới. Mên dặn em giữ bí mật và sẽ hẹn quay lại thăm chúng. Bất ngờ là mùa mưa năm nay đến sớm hơn, hai anh em trong đêm mưa bão đã trốn bố mẹ ra dải cát nổi giữa sông để cứu lũ chìa vôi. Chúng tôi lấy đò ra bãi, nước dâng to, khiến hai anh em trôi khoảng hai ki lô mét thì tấp được vào bờ và quay lại. Trời sáng chúng đứng trên bờ lo lắng cho lũ chim non. Cảnh tượng bất ngờ đã xảy ra, đàn chim đã tung cách bay trên bầu trời. Mên và Mon rất xúc động vì cảnh tượng đẹp đẽ ấy.
Truyện thiếu nhi đó là câu chuyện về tâm hồn, kỉ niệm trẻ thơ, tình cảm anh em của hai cậu bé Mên và Mon tại một làng quê bên bờ sông Đấy, nơi đàn chìa vôi làm tổ ở bãi bồi giữa sông.
Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mình và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Khi dùng ngôi kể thứ ba giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do. Từ đó giúp ta dễ hình dung ra bối cảnh làng quê và tâm hồn của những đứa trẻ.