Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật. 

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu kĩ một bài văn có chủ đề về cây cối hoặc con vật để viết vào Phiếu đọc sách cho phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

- Tên bài văn: Sự tích cây vú sữa

- Tên tác giả: Phạm Hổ

- Tên cây cối hoặc con vật: Cây vú sữa

- Hình ảnh đẹp: Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh

- Hình ảnh so sánh: 

+ Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

+ Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con

+ Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Câu 2

Nghe – viết: Rừng cọ quê tôi (SGK, tr.64)

Phương pháp giải:

Em lắng nghe và viết vào vở.

Lời giải chi tiết:

Học sinh nghe viết vào vở ô ly.

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Chữ viết chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm,…

- Khi viết chú ý viết liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt. 

Câu 3

Điền chữ d hoặc gi vào chỗ trống:

…..ọc theo những …..òng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo …..ai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành ……ữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa ……ản dị hiền hoà đung đưa theo gió. 

Theo Duyên Hương

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và lựa chọn âm đầu phù hợp để viết vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

Dọc theo những dòng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo dai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành giữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa giảndị hiền hoà đung đưa theo gió.

Câu 4

Viết từ ngữ chỉ tên gọi con vật, hoa, quả, chứa tiếng có:

a. Chữ s hoặc chữ x

M: hoa xoan

b. Vần im hoặc vần iêm

M: con chim

Phương pháp giải:

Em tìm từ ngữ chỉ tên gọi của các con vật, hoa, quả chứa âm đầu hoặc tiếng theo yêu cầu để viết vào cột tương ứng. 

Lời giải chi tiết:

a. Chữ s hoặc chữ x: hoa sữa, quả sấu, con sóc, quả xoài,...

b. Vần im hoặc vần iêm: quả hồng xiêm, con chim,...

Câu 5

Gạch dưới câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:

a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thùng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

Nguyễn Đình Thi

b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: “Ong đất này, ông đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẽ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.

Xuân Quỳnh

c. Kiến ở động quả. Thành ngữ “đông như kiến” thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.

Theo Tô Hoài

* Tác dụng của dấu ngoặc kép:…………..

Phương pháp giải:

Em gạch chân dưới câu được đặt trong dấu ngoặc kép, sau đó nâu tác dụng của dấu ngoặc kép đó. 

Lời giải chi tiết:

a. Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?.

b. “Ong đất này, ông đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẽ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất.

c. đông như kiến.

- Tác dụng của dấu ngoặc kép:

+ Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

+ Trích dẫn

Câu 6

Điều dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong từng câu sau. Giải thích lí do em điền.

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng câu sau đó điền dấu ngoặc kép vào vị trí phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: “Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.”

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: “Tết đã đến thật rồi!”

* Có thể thêm dấu ngoặc kép vào vị trí đó vì: trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.

Câu 7

Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:

- Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!

Chúng tôi đồng thanh đáp: 

- Dạ. Vâng ạ.

An Hồng

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, sau đó thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép và viết lại cho chính xác.

Lời giải chi tiết:

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: “Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!”. Chúng tôi đồng thanh đáp: “Dạ. Vâng ạ.”