Câu 1
Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về trường học.
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu kĩ một bài văn có chủ đề về trường học để viết vào Phiếu đọc sách cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Tên bài văn: Thầy là người thầy tuyệt vời nhất
Tên tác giả: Nguyễn Đình Vân Khanh
Đoạn văn em thích: đoạn 4
Câu văn hay: Em nghĩ: Người Thấy luôn xứng đáng để mọi người và toàn xã hội tôn vinh, phải nhắc đến. mỗi chúng ta sẽ luôn tự hào vì trong cuộc đời có thầy.
Hình ảnh đẹp: Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời.
Câu 2
Nghe- viết: Cậu học sinh mới (từ Đường từ nhà... đến say mê).
Lời giải chi tiết:
Em lắng nghe và viết bài vào vở.
Lưu ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng
- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…
- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.
- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.
Câu 3
Viết lại cho đúng các tên riêng dưới đây:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ và sửa lại các tên riêng trên cho đúng.
Lưu ý: Các tên riêng cần được viết hoa chữ cái đầu.
Lời giải chi tiết:
Cao Bằng
Lâm Đồng
Thái Bình
Sóc Trăng
Thừa Thiên Huế
Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 4
Điền vào chỗ trống:
a. Chữ ch hoặc chữ tr
Cây bàng là .......iếc nhà con
Bàng thương lũ trẻ, bóng .......òn che .......ung.
Cây là cột, cành là khung
Lá xoè bên ló lợp cùng .......ời xanh.
(Theo Hữu Thỉnh)
b. Vần ươc hoặc vần ươt và thêm dấu thanh (nếu cần)
Vườn hoa nhỏ tr....... cổng trường
Tháng năm xanh m......., sắc hương nồng nàn
M....... mà thảm cỏ vườn lan
B....... chân em cũng rộn ràng cùng hoa.
(Theo Lam Thụy)
Phương pháp giải:
Em chú ý điền ch hoặc tr vào từng chỗ trống cho đúng chính tả.
Em điền vần ước hoặc ươt vào từng chỗ trống để tạo thành từ có nghĩa phù hợp với nghĩa của câu.
Lời giải chi tiết:
a.
Cây bàng là chiếc nhà con
Bàng thương lũ trẻ, bóng tròn che chung.
Cây là cột, cành là khung
Lá xoè bên ló lợp cùng trời xanh.
(Theo Hữu Thỉnh)
b.
Vườn hoa nhỏ trước cổng trường
Tháng năm xanh mướt, sắc hương nồng nàn
Mượt mà thảm cỏ vườn lan
Bước chân em cũng rộn ràng cùng hoa.
(Theo Lam Thụy)
Câu 5
Tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ đặc điểm trong các đoạn thơ sau rồi điền vào bảng.
a. Tiếng trống vừa giục giã
Trang sách hồng mở ra
Giọng thầy sao ấm quá!
Nét chữ em hiền hoà.
Nguyễn Lãm Thắng
b. Quyển vở này mở ra
Bao nhiêu trang giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng.
Quang Huy
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
M: giọng thầy |
M: ấm |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai khổ thơ và tìm các từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm trên trong đoạn thơ .
Từ chỉ sự vật là những từ dùng để chỉ tên của cây cối, con người, hiện tượng, đồ vật, con vật, cảnh vật.
Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ: Hình dáng, màu sắc, mùi vị,…
Lời giải chi tiết:
a.
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
tiếng trống, trang sách, giọng thầy, nét chữ |
hồng, ấm, hiền hòa |
b.
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
quyển vở, trang giấy, dòng kẻ, chúng em |
trắng, ngay ngắn |
Câu 6
Đặt 1- 2 câu nêu đặc điểm của các sự vật tìm được ở bài tập 1 theo mẫu Ai thế nào?
M: Giọng thấy rất ấm.
Phương pháp giải:
Em đặt câu với các từ tìm được ở bài số 5 theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
- Giọng thầy rất ấm.
- Những trang giấy trắng phau phau.
Câu 7
Gạch một gạch dưới từ ngữ trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, gạch hai gạch dưới từ ngữ trả lời câu hỏi Thế nào? Trong các câu em vừa đặt ở bài tập 6.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài và thực hiện gạch chân những từ ngữtrả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? câu hỏi Thế nào? Cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Giọng thầy rất ấm.
Những trang giấy trắng phau phau.