Chuẩn bị
Phương pháp giải:
- Đọc lại truyện.
- Suy nghĩ các từ ngữ mà em có thể thêm vào nhưng không ảnh hưởng đến truyện.
Lời giải chi tiết:
- Sự việc chính:
(1) Sự ra đời của Gióng
(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
(3) Gióng lớn nhanh như thổi
(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc
(5) Thánh Gióng đánh tan giặc
(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời
(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ
(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng
- Suy nghĩ về những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ biểu cảm có thể thêm vào
+ Mở đầu:
Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ mười sáu, có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Hai ông bà lão nổi tiếng là người hiền lành, đôn hậu ở làng Gióng nhưng không hiểu sao lại chịu sự không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai....
+ Kết thúc:
Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời. Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.
Tìm ý và lập dàn ý
Các em xem lại bài viết ở phần “viết” và làm theo các bước dưới đây.
Phương pháp giải:
Đọc lại bài đã chuẩn bị ở phần viết.
Lời giải chi tiết:
a. Chuẩn bị
Đọc lại truyện
Sắp xếp tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác nếu có
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết đề bổ sung, chỉnh sửa.
- Chú ý kiểm tra các sự kiện chính, các yếu tố sáng tạo trong nội dung và cách kể lại cân chuyện.
c. Nói và nghe
- Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kẻ lại truyện trước tổ hoặc lớp.
- Chú ý bảo đảm nội dung và cách kể để câu chuyện trở nên hấp dẫn.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Nhớ lại, rút kinh nghiệm về nội dung câu chuyện và cách kể chuyện:
- Người nói xem xét lại nội dung và cách nói của bản thân
+ Nội dung truyện Thánh Gióng đã đầy đủ chưa? Còn thiếu những gì?
+ Nội dung, chi tiết, lời kể và cách kể của em có gì sáng tạo?
+ Vẻ cách kể: Giọng kể, điệu bộ... thế nào?
- Người nghe tự đánh giá cách nghe của bản thân
+ Đã hiểu và nắm được nội đung chính của câu chuyện được nghe chưa? Có nhận xét được về yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn không?
+ Thái độ khi nghe bạn kể chuyện thế nào?