Câu hỏi 1 :
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
- A số nơtron và proton.
- B số khối.
- C số proton.
- D số nơtron.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm nguyên tố hóa học để chọn phát biểu đúng
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hiệu nguyên tử hay số proton
Câu hỏi 2 :
Số electron tối đa của một lớp (n là số thứ tự lớp) là :
- A
2n
- B
n
- C
n2
- D
2n2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Số electron tối đa của một lớp (n là số thứ tự lớp) là : 2n2
Câu hỏi 3 :
Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...
- A proton, nơtron và electron.
- B proton, nơtron.
- C proton và electron.
- D nơtron và electron.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Có 3 loại hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là p, n, e
Câu hỏi 4 :
Cho cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố:
(a) 1s22s22p63s23p63d34s2
(b) 1s2
(c) 1s22s2
(d) 1s22s22p1
(e) 1s22s22p63s2
(f) 1s12s22p63s23p2
Có mấy cấu hình electron nguyên tử là của nguyên tố kim loại?
- A 1
- B 4
- C 2
- D 3
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Kim loại là những nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He, B)
Lời giải chi tiết:
Kim loại là những nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He, B).
Các kim loại là: (a) (c) (e)
Câu hỏi 5 :
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là?
- A 14
- B 32
- C 16
- D 8
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có số hiệu nguyên tử bằng tổng số các electron.
Lời giải chi tiết:
Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có số hiệu nguyên tử bằng tổng số các electron.
Số hiệu nguyên tử của X là 2 + 2 + 6 + 2 + 4 = 16
Câu hỏi 6 :
Đồng vị nào của X có tỉ lệ giữa số hạt proton và số hạt nơtron là 7/8:
- A 58X
- B 60X
- C 61X
- D 62X
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tỉ lệ số proton và notron là 7/8. Đặt số p là 7k; số n là 8k (với k là số nguyên dương)
Số khối là: A = số p + số n = 7k + 8k = 15k
Do k là số nguyên dương nên A chia hết cho 15 => Chọn đáp án có A chia hết cho 15
Lời giải chi tiết:
Tỉ lệ số proton và notron là 7/8. Đặt số p là 7k; số n là 8k (với k là số nguyên dương)
Số khối là: A = số p + số n = 7k + 8k = 15k
Do k là số nguyên dương nên A chia hết cho 15. Ta thấy chỉ có giá trị A = 60 chia hết 15.
Câu hỏi 7 :
Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau về
- A
số electron
- B
số nơtron
- C
số proton
- D
số điện tích hạt nhân.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau về số nơtron.
Câu hỏi 8 :
Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt sau:
- A
electron, notron.
- B
proton và notron.
- C
electron và proton.
- D
electron, proton và notron.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử cấu tạo từ các loại hạt proton và notron (trừ nguyên tử H không có notron).
Câu hỏi 9 :
Số electron tối đa trên các phân lớp s,p,d,f lần lượt là
- A 2, 4, 6, 10
- B 2, 6, 10, 14
- C 14, 10, 6, 2
- D 2, 10, 6, 14
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Phân lớp s có tối đa 2e
- Phân lớp p có tối đa 6e
- Phân lớp d có tối đa 10e
- Phân lớp f có tối đa 14e
Lời giải chi tiết:
Số e tối đa trên các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 2, 6, 10, 14.
Câu hỏi 10 :
Nguyên tử kali có 19 proton, 19 electron và 20 notron. Số khối của nguyên tử kali là
- A 20.
- B 19.
- C 38.
- D 39
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Trong một nguyên tử trung hòa về điện:
Số p = Số e = Z; Số n = N
Số khối: A = Z + N
Lời giải chi tiết:
Nguyên tử kali có 19 proton, 19 electron và 20 notron
Số p = Số e = Z = 19; Số n = N = 20
Số khối: A = Z + N = 19 + 20 = 39
Câu hỏi 11 :
Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng
- A
Bằng nhau
- B
Gần bằng nhau
- C
Không bằng nhau
- D
Tùy từng nguyên tố
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Câu hỏi 12 :
Trong các câu sau đây, câu nào sai ?
- A
Electron là hạt mang điện tích âm.
- B
Electron có khối lượng 9,1094.10-28 gam.
- C
Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
- D
Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Câu sai là: Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Vì electron có khối lượng rất nhỏ bé so với proton và nơtron
Câu hỏi 13 :
Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
- A 4s2
- B 4p6
- C 4d5
- D 4f4
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phân lớp bán bão hòa là phân lớp có số e bằng 1 nửa số e bão hòa của phân lớp đó.
Lời giải chi tiết:
Do phân lớp d có tối đa 10e (d10) là bão hòa nên phân lớp d5 sẽ là bán bão hòa.
Câu hỏi 14 :
Kí hiệu nguyên tử biểu hiện đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết:
- A số khối A
- B số hiệu nguyên tử Z
- C nguyên tử khối của nguyên tử
- D số khối A và số hiệu nguyên tử Z
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Kí hiệu của nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử Z và số khối A.
Câu hỏi 15 :
Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:
- A Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
- B Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
- C Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
- D Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
Câu hỏi 16 :
Tổng số elecron trong ion NO3- là (Cho: 7N, 8O):
- A 32
- B 3
- C 31
- D 24
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Số e của ion NO3- là: 7 + 3.8 + 1 = 32
Câu hỏi 17 :
Cho biết nguyên tử X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 15 và 19. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
- B X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
- C X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.
- D X là nguyên tử của nguyên tố phi kim còn Y là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố X và Y từ đó suy ra X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm:
+ Nguyên tố có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng (trừ 1H, 2He, 5B) là nguyên tố kim loại.
+ Nguyên tố có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tố phi kim.
+ Nguyên tố có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
+ Nguyên tố có 8 electron ở lớp ngoài cùng và He (1s2) là nguyên tố khí hiếm.
Lời giải chi tiết:
Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p3 => có 5 electron ở lớp ngoài cùng => phi kim
Cấu hình e của Y:1s22s22p63s23p64s1=> có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Kim loại
Câu hỏi 18 :
Cho 1u = 1,66.10-27 kg. Nguyên tử khối của Neon là 20,179. Vậy khối lượng theo đơn vị kg của Neon là
- A 33,98.10-27kg.
- B 33,5.10-27kg.
- C 183,6.10-31kg.
- D 32,29.10-19kg.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
mNe = NTK.mu
Lời giải chi tiết:
mNe = NTK.mu = 20,179.1,66.10-27 = 33,5.10-27 (kg)
Câu hỏi 19 :
Đồng vị là những nguyên tố có cùng:
- A Điện tích hạt nhân
- B
Số khối
- C Số nơtron
- D
Số nơtron và số electron
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n.
Do đó, đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Câu hỏi 20 :
Nguyên tử kali có 19 proton, 19 electron và 20 nơtron. Số khối của nguyên tử kali là
- A 20
- B 39
- C 38
- D 19
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Số khối A = Z + N (với Z là số p hay e; N là số n)
Lời giải chi tiết:
Số khối A = Z + N = 19 + 20 = 39
Câu hỏi 21 :
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là :
- A 27
- B 23
- C 28
- D 26
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gọi số p = số e = Z; số n = N
- Tổng số hạt = số p + số e + số n = 2Z + N
- Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n): 2Z – N
Lời giải chi tiết:
Gọi số p = số e = Z; số n = N
- Tổng số hạt = số p + số e + số n = 2Z + N = 40 (1)
- Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n): 2Z – N = 12 (2)
Giải (1) và (2) thu được Z = 13 và N = 14
Số khối A = Z + N = 13 + 14 = 27
Câu hỏi 22 :
Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị \({}_1^2H\)trong 1 ml nước (cho rằng trong nước chỉ có 2 đồng vị \({}_1^2H,\,\,{}_1^1H\)), cho M = 18, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml ?
- A
5,344.1020 nguyên tử.
- B
6,626.1022 nguyên tử.
- C
5,344.1022 nguyên tử.
- D
6,626.1020 nguyên tử
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Từ khối lượng riêng tính được số mol H2O => số phân tử H2O => số nguyên tử H
Đặt x và y lần lượt là số nguyên tử \({}_1^2H\)và \({}_1^1H\)
+) Từ tổng số nguyên tử H => lập pt (1)
+) Từ nguyên tử khối của H => lập pt (2)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức: m = D.V => \({m_{{H_2}O}} = 1{\rm{ }}gam => {n_{{H_2}O}} = \frac{1}{{18}}\,mol\)
=> số phân tử H2O $ = \frac{{6,{{02.10}^{23}}}}{{18}} = 3,{34.10^{22}}$
=> Tổng số nguyên tử H = 2 . số phân tử H2O
Đặt x và y lần lượt là số nguyên tử \({}_1^2H\)và \({}_1^1H\)
=> x + y = 6,68.1022
+) Nguyên tử khối trung bình của H là 1,008
Mà trong 6,68.1022 nguyên tử H gồm ${}_{1}^{2}H$và ${}_{1}^{1}H$
=> Khối lượng của 6,68.1022 nguyên tử H là: 2x + y = 1,008.6,68.1022
=> x = 5,344.1020 và y = 6,626.1022 nguyên tử
Câu hỏi 23 :
Trong tự nhiên, bạc có 2 đồng vị là 109Ag (chiếm 44%) và AAg. Biết khối lượng nguyên tử trung bình của Ag là 107,88. Số khối A của đồng vị thứ 2 là:
- A 105
- B 106
- C 107
- D 108
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức tính nguyên tử khối trung bình: \(\overline A = \dfrac{{x.{A_1} + y{A_2}}}{{100}}\)
Lời giải chi tiết:
Phần trăm số nguyên tử AAg là 100% - 44% = 56%
Khối lượng nguyên tử trung bình: \(\overline A = \dfrac{{x.{A_1} + y{A_2}}}{{100}} \to 107,88 = \dfrac{{44.109 + 56.A}}{{100}} \to A = 107\)
Câu hỏi 24 :
Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
- A
Lớp K.
- B
Lớp L.
- C
Lớp M.
- D
Lớp N.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Lớp e liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất là lớp e ở gần hạt nhân nhất
Lời giải chi tiết:
Electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất vì lớp K gần với hạt nhân nhất, các electron mang điện (–) bị các proton mang điện (+) trong hạt nhân hút mạnh nhất.
Câu hỏi 25 :
Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 13+, số khối 27 có số electron lớp ngoài cùng là
- A
13.
- B
5.
- C
3.
- D
4.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+) số e = số p => cấu hình e => số e lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
Số e = số điện tích hạt nhân = 13
=> cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p1
=> số e lớp ngoài cùng = 2 + 1 = 3
Câu hỏi 26 :
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là
- A
Ne.
- B
Cl.
- C
O.
- D
S.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Viết phân mức năng lượng, sau đó điền các e vào các phân lớp p cho đến khi đủ 10e ở phân lớp p => cấu hình e
Lời giải chi tiết:
X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10
Vì lớp thứ 2 chỉ có 6e ở phân lớp p => X có 3 lớp e
=> cấu hình e của X : 1s22s22p63s23p4
=> X có 16e, 16p => X là S
Câu hỏi 27 :
Cho nguyên tố có Z = 20. Hỏi nguyên tử của nguyên tố này có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
- A 1
- B 2
- C 4
- D 3
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Từ số hiệu nguyên tử viết được cấu hình e => số e lớp ngoài cùng.
Lời giải chi tiết:
Cấu hình e của nguyên tố là: 1s22s22p63s23p64s2
=> Nguyên tố có 2e lớp ngoài cùng
Câu hỏi 28 :
Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là
- A
K
- B
K2O
- C
Na2O
- D
Cu2O
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Tổng số hạt cơ bản trong M2O là: 2.(pM + eM + nM) + pO + eO + nO = 140
=> PT (1)
+) Tổng số hạt mang điện trong M2O là: 2.(pM + eM) + 8 + 8 = 4.pM + 16
Tổng số hạt không mang điện trong M2O là: 2.nM + 8
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 => PT (2)
Lời giải chi tiết:
Trong X có 2 nguyên tử M và 1 nguyên tử O.
Nguyên tử O có pO = eO = 8 và nO = 8
Nguyên tử M có pM = eM và nM
=> Tổng số hạt cơ bản trong M2O là: 2.(pM + eM + nM) + pO + eO + nO = 140
=> 2.(2.pM + nM) + 8 + 8 + 8 = 140
=> 4.pM + 2.nM = 116 (1)
Tổng số hạt mang điện trong M2O là: 2.(pM + eM) + 8 + 8 = 4.pM + 16
Tổng số hạt không mang điện trong M2O là: 2.nM + 8
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 => 4.pM + 16 – (2.nM + 8) = 44
=> 4.pM – 2.nM = 36 (2)
Từ (1) và (2) ta có: pM = 19; nM = 20
=> M là kim loại K
=> Hợp chất X là: K2O
Câu hỏi 29 :
Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 1,44A và 197 g/mol. Biết khối lượng riêng của Au là 19,36 g/cm3. Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu phần trăm trong tinh thể ?
- A
73,95%.
- B
34,78%.
- C
24,45%.
- D
56,98%.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Au nặng 197 gam => Khối lượng của 1 nguyên tử Au = m = 197 / (6,02.1023) gam
Thể tích 1 nguyên tử $Au = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3}$\( = > \,\,d = \frac{m}{V}\)
+) Phần trăm thể tích nguyên tử chiếm chỗ = khối lượng riêng thực tế / khối lượng riêng lí thuyết
Lời giải chi tiết:
Đổi 1,44 \(\mathop A\limits^o \) = 1,44.10-8 cm
1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Au nặng 197 gam => Khối lượng của 1 nguyên tử Au = m = 197 / (6,02.1023) gam
Thể tích 1 nguyên tử $Au = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3} = \frac{4}{3}\pi .{(1,{44.10^{ - 8}})^3}\,\,c{m^3}$
Nếu coi nguyên tử là một khối cầu đặc khít thì khối lượng riêng của nguyên tử là:
\( = > \,\,d = \frac{m}{V} = 26,179\,\,gam/c{m^3}\)
Gọi x là phần trăm thể tích nguyên tử Au chiếm chỗ, khối lượng riêng thực tế của Au = 19,36 $ = > {\rm{ }}x = \frac{{19,36}}{{26,179}}.100\% = 73,95\% $
Câu hỏi 30 :
Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Công thức của MAx là
- A
CuS2.
- B
MgS.
- C
FeS2.
- D
CuS.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+) Trong hợp chất MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng nên : $\dfrac{M}{{xA}} = \dfrac{{47,67}}{{53,33}}$
+) Thay n - p = 4 và n’ = p’ vào biểu thức trên
+) Tổng số proton trong MAx là 58 nên: p + xp’ = 58.
Lời giải chi tiết:
Trong hợp chất MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng nên :
$\dfrac{M}{{xA}} = \dfrac{{47,67}}{{53,33}} \Rightarrow \dfrac{{n + p}}{{x(n' + p')}} = \dfrac{{47,67}}{{53,33}} = \dfrac{7}{8}$
Thay n - p = 4 và n’ = p’ ta có :
$\dfrac{{2p + 4}}{{2xp'}} = \dfrac{7}{8}$ hay 4(2p + 4) = 7xp’
Tổng số proton trong MAx là 58 nên: p + xp’ = 58.
Từ đây tìm được: p = 26 và xp’ = 32.
Do A là phi kim ở chu kì 3 nên 15 $ \leqslant $ p’ $ \leqslant $ 17. Vậy x = 2 và p’ = 16 thỏa mãn.
Vậy M là Fe và A là S; công thức của MAx là FeS2.