Câu hỏi 1 :

Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì

  • A

    dung dịch bị vẩn đục màu vàng.

  • B

    không có hiện tượng gì.

  • C

    dung dịch chuyển thành màu nâu đen.

  • D

    tạo thành chất rắn màu đỏ.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì dung dịch bị vẩn đục màu vàng do S sinh ra:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là:

  • A

    2s22p3.

  • B

    2s22p5.

  • C

    2s22p4.

  • D

    2s22p6.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là: 2s22p4.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

  • A

    Zn, Al.

  • B

    Al, Fe.

  • C

    Zn, Fe.

  • D

    Cu, Fe.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cặp kim loại thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là Al và Fe

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Lưu huỳnh tác dụng với khí A tạo thành khí mới có mùi trứng thối. Hỏi khí A là khí gì, PTHH xảy ra là:

  • A

    H2. Phản ứng: S + H2 → H2S

  • B

    O2. Phản ứng: S + O2 →  SO2

  • C

    O2. Phản ứng: 2S + 3O2 →  2SO3

  • D

    F2. Phản ứng: S + F2 → SF6

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Khí có mùi trứng thối là H2S => xác định khí A và viết PTHH

Lời giải chi tiết:

Khí có mùi trứng thối là H2S => khí A là H2

PTHH: S + H2 → H2S

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh là gì ?

  • A

    Tính oxi hóa và tính khử.       

  • B

    Tính oxi hóa.

  • C

    Tính khử.       

  • D

    Tính khử mạnh.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh là tính oxi hóa và tính khử

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị “cạn nước”. Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy chất nào sau đây?

  • A

    nước cất.

  • B

    nước mưa.      

  • C

    dung dịch H2SO­4 loãng.

  • D

    nước muối loãng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy dung dịch H2SO­4 loãng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Để nhận ra sự có mặt của ion SO42- trong dung dịch, người ta thường dùng

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch muối Mg2+.

  • C

    dung dịch chứa ion Ba2+.       

  • D

    dung dịch NaOH

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để nhận ra sự có mặt của ion SO42- trong dung dịch, người ta dùng dung dịch chứa ion Ba2+.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

  • A

    Oxi nặng hơn không khí.

  • B

    Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • C

    Oxi lỏng không màu.

  • D

    Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Câu sai là: Oxi lỏng không màu.

Oxi lỏng là chất có màu xanh nhạt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong không khí, oxi chiếm:

  • A

    20% về khối lượng.

  • B

    25% về thể tích.          

  • C

    20% về thể tích.

  • D

    10% về thể tích.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cần nắm được thành phần các chất trong không khí

Lời giải chi tiết:

Trong không khí, oxi chiếm 20% về thể tích.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong số các câu sau đây, câu nào không đúng ?

  • A

    Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng.

  • B

    Lưu huỳnh không tan trong nước.

  • C

    Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp.

  • D

    Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Câu không đúng là : Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

  • A

    S có mức oxi hóa trung gian.

  • B

    S có mức oxi hóa cao nhất.

  • C

    S có mức oxi hóa thấp nhất.

  • D

    S còn có một đôi electron tự do.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 thì S có mức oxi hóa trung gian.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Hạt vi mô nào sau đây có cấu hình electron giống Ar (Z = 18)?

  • A

    O2-.                 

  • B

    S.

  • C

    Te.

  • D

    S2-.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xác định cấu hình e của Ar, từ đó tìm ra cấu hình e của chất hoặc ion tương ứng

Lời giải chi tiết:

Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6

=> hạt có cấu hình e giống Ar là S2-

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu huỳnh có thể có tối đa bao nhiêu electron độc thân?

  • A

    2.

  • B

    3.

  • C

    4.

  • D

    6.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu huỳnh có thể có tối đa 6 electron độc thân

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong phản ứng nào sau đây H2O2 đóng vai trò chất khử?

  • A

    H2O2 + KI → I2 + KOH

  • B

    H2O2 + KCrO2 + KOH → K2CrO4 + H2O

  • C

    H2O2 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

  • D

    H2O2 + Cl2 → O2 + HCl

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

H2O2 đóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất oxi hóa => nguyên tử O trong H2O2 có số oxi hóa tăng tạo thành O2 => chỉ có phản ứng : H2O2 + Cl2 → O2 + HCl thỏa mãn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua ?

  • A

    Là chất khí không màu.          

  • B

    Là chất khí độc.

  • C

    Là chất khí có mùi trứng thối.            

  • D

    Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua là chất khí không màu, độc, có mùi trứng thối.     

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?

  • A

    O3       

  • B

    H2SO4 đặc                  

  • C

    SO3     

  • D

    H2O2

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là H2O2

O3, H2SO4 đặc, SO3 chỉ có tính oxi hóa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Chọn câu sai trong các câu sau:

  • A

    H2SO4 loãng có tính axit mạnh.

  • B

    H2SO4 đặc rất háo nước.

  • C

    H2SO4 đặc không có tính axit, chỉ có tính oxi hóa mạnh.

  • D

    H2SO4 đặc có cả tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lại tính chất hóa học của H2SO4 đặc

Lời giải chi tiết:

Câu sai là: H2SO4 đặc không có tính axit, chỉ có tính oxi hóa mạnh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nung 0,2 mol KMnO4 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X và 1,68 lít khí O2 (đktc). Cho chất rắn X vào dung dịch HCl đặc, dư thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    6,72.

  • B

    7,84.

  • C

    8,96.

  • D

    11,20.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+) Chất rắn X gồm K2MnO4, MnO2 và KMnO4 còn dư

+) Cho chất rắn X vào dung dịch HCl đặc thu được muối là KCl, MnCl2

+) Bảo toàn electron:  $5.{n_{KMn{O_4}}} = 4.{n_{{O_2}}} + 2.{n_{C{l_2}}}$

Lời giải chi tiết:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

=> Chất rắn X gồm K2MnO4, MnO2 và KMnO4 còn dư

=> Cho chất rắn X vào dung dịch HCl đặc thu được muối là KCl, MnCl2

Bảo toàn electron:  $5.{n_{KMn{O_4}}} = 4.{n_{{O_2}}} + 2.{n_{C{l_2}}} = > \,\,{n_{C{l_2}}} = 0,35\,\,mol$

$ = > {\text{ }}{{\text{V}}_{C{l_2}}} = {\text{ }}0,35.22,4 = 7,84\,\,lít $

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?

  • A

    N2.      

  • B

    O2.      

  • C

    O3.

  • D

    CO2.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

2KI + O3 + H2O →  I2 + 2KOH + O2 (dung dịch thu được làm xanh hồ tinh bột)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đun nóng hỗn hợp gồm 28 gam bột sắt và 3,2 gam bột lưu huỳnh đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí Y là

  • A

    55% và 45%.  

  • B

    60% và 40%.

  • C

    20% và 80%.

  • D

    kết quả khác

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Fe  +  S  →  FeS

+) hỗn hợp X gồm Fe (0,4 mol) và FeS (0,1 mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

=> tính số mol mỗi khí theo Fe và FeS => % thể tích

Lời giải chi tiết:

nFe = 0,5 mol; nS = 0,1 mol

Fe  +  S  →  FeS

0,1 ← 0,1 → 0,1

=> hỗn hợp X gồm Fe (0,4 mol) và FeS (0,1 mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,4            →               0,4

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

0,1            →                 0,1

=> hỗn hợp X gồm H2 (0,4 mol) vàH2S(0,1 mol)

Thành phần % về thể tích cũng chính là % theo số mol

$= > {\text{ }}\% {V_{{H_2}}} = \frac{{0,4}}{{0,5}}.100\% = 80\% ;\,\,\% {V_{{H_2}S}} = \frac{{0,1}}{{0,5}}.100\% = 20\% $

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng vừa đủ với Pb(NO3)2, khối lượng kết tủa thu được là

  • A

    23,9 gam.          

  • B

    10,2 gam.        

  • C

    5,9 gam.         

  • D

    6 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết PTHH, tính số mol kết tủa theo số mol H2S

Lời giải chi tiết:

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3

0,1          →                 0,1   mol

=> mPbS = 0,1.239 = 23,9 gam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Đốt hỗn hợp X gồm 0,05 mol FeS2 và a mol CuS trong khí O2 dư, toàn bộ lượng khí SO2 thu được hấp thụ hết trong 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa 17,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là

  • A

    0,04.

  • B

    0,03.

  • C

    0,06.

  • D

    0,05.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+) Bảo toàn nguyên tố S: ${n_{SO{ _2}}} = 2.{n_{Fe{S_2}}} + {n_{CuS}}$ 

+) Sau phản ứng thu được hỗn hợp muối gồm NaHSO3 (x mol) và Na2SO3 (y mol)

=> mmuối = PT(1)

+) Bảo toàn nguyên tố Na:  ${n_{NaOH}} = {n_{NaH{\text{S}}{O_3}}} + 2.{n_{N{a_2}S{O_3}}} => PT(2)$

+) Bảo toàn nguyên tố S:  ${n_{S{O_2}}} = {n_{NaH{\text{S}}{O_3}}} + {n_{N{a_2}S{O_3}}}$

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn nguyên tố S:  ${n_{SO{ _2}}} = 2.{n_{Fe{S_2}}} + {n_{CuS}} = 0,1 + a\,\,mol$

Sau phản ứng thu được hỗn hợp muối gồm NaHSO3 (x mol) và Na2SO3 (y mol)

=> mmuối = 104x + 126y = 17,52  (1)

Bảo toàn nguyên tố Na:  ${n_{NaOH}} = {n_{NaH{\text{S}}{O_3}}} + 2.{n_{N{a_2}S{O_3}}} = > x + 2y = 0,2\,\,(2)$

Từ (1) và (2) => x = 0,12 mol; y = 0,04 mol

Bảo toàn nguyên tố S: ${n_{S{O_2}}} = {n_{NaH{\text{S}}{O_3}}} + {n_{N{a_2}S{O_3}}}$=> 0,1 + a = 0,12 + 0,04 => a = 0,06 mol

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Hòa tan m gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm

  • A

    BaSO4 và FeO.          

  • B

    Al2O3 và Fe2O3.         

  • C

    BaSO4 và Fe2O3.        

  • D

    Fe2O3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+) Cần nắm được tính chất của kim loại tác dụng với H2SO4 loãng, tính lưỡng tính của Al(OH)3

+) Viết sơ đồ phản ứng, xét sản phẩm sinh ra sau mỗi giai đoạn

Lời giải chi tiết:

$\left\{ \begin{gathered}Al \hfill \\F{\text{e}} \hfill \\ \end{gathered} \right. + {H_2}S{O_4} \to \left\{ \begin{gathered}A{l_2}{(S{O_4})_3} \hfill \\F{\text{e}}S{O_4} \hfill \\ \end{gathered} \right.$$\xrightarrow{{ + Ba{{(OH)}_2}dư}}$$ \downarrow Y:BaS{O_4},F{\text{e}}{(OH)_2}$$\xrightarrow{{kk,{t^o}}}Z:BaS{O_4},F{{\text{e}}_2}{O_3}$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Hòa tan 28,6 gam hỗn hợp X (gồm Fe, Cu, Ag) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 12,88 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    55,6.

  • B

    79,6.

  • C

    83,8.

  • D

    88,6.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+) Xét quá trình nhận e: $\,\mathop S\limits^{ + 6} \,\, + \,\,2e\,\,\, \to \,\,\mathop {\,S}\limits^{ + 4} $ → ne nhận  = 2${n_{S{O_2}}}$ →  ne cho  = ne nhận

+) ${n_{SO_4^{2 - }}}$ = $\frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$  → mmuối  = mkim loại + ${m_{SO_4^{2 - }}}$

Lời giải chi tiết:

${n_{S{O_2}}} = \,\,\frac{{12,88}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,575\,\,mol$

Xét quá trình nhận e: $\,\mathop S\limits^{ + 6} \,\, + \,\,2e\,\,\, \to \,\,\mathop {\,S}\limits^{ + 4} $

→ ne nhận  = 2${n_{S{O_2}}}$ = 2.0,575 = 1,15 mol →  ne cho  = ne nhận = 1,15 mol

→${n_{SO_4^{2 - }}}$ = $\frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$ = 0,575 mol → mmuối  = mkim loại + ${m_{SO_4^{2 - }}}$ = 28,6 + 0,575.96 = 83,8 gam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Hòa tan 7,2 gam Mg vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít khí H2S (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính V và tính khối lượng H2SO4 phản ứng.

  • A

    1,68 và 36,75

  • B

    1,68 và 37,65

  • C

    3,36 và 37,65

  • D

    3,36 và 36,75

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+) Bảo toàn e: 2.nMg = 8.nH2S → ${n_{{H_2}S}}$ → V

+) Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với S:  ${n_{{H_2}S{O_4}}} = \,\,{n_{Mg{\text{S}}{O_4}}} + \,\,{n_{{H_2}S}}$

Lời giải chi tiết:

${n_{Mg}} = \,\,\frac{{7,2}}{{24}}\,\, = \,\,0,3\,\,mol$

Xét quá trình cho – nhận e:

$Mg\,\,\, \to \,\,\,\mathop {Mg}\limits^{ + 2} \,\, + \,\,2e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop S\limits^{ + 6} \,\, + \,\,8e\,\,\, \to \,\,\mathop {\,S}\limits^{ - 2} $

0,3            →            0,6 mol                      0,6 → 0,075 mol

→ ${n_{{H_2}S}}$ = 0,075 mol → V = 0,075.22,4 = 1,68 (L)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với S:

${n_{{H_2}S{O_4}}} = \,\,{n_{Mg{\text{S}}{O_4}}} + \,\,{n_{{H_2}S}}$ = 0,3 + 0,075 = 0,375 mol

→${m_{{H_2}S{O_4}}}$ phản ứng  = 0,375.98 = 36,75 gam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Chất nào sau đây khi lấy cùng số mol và cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được lượng khí nhiều nhất ?

  • A

    FeS.

  • B

    FeSO4.

  • C

    Fe(OH)2.

  • D

    Fe.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết các PTHH của các chất tác dụng với H2SO4 đặc => số mol SO2 thu được

Lời giải chi tiết:

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

=> chất tạo ra nhiều SO2 nhất là FeS

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

  • A

    MgSO4 và FeSO4.      

  • B

    MgSO4.

  • C

    MgSO4 và Fe2(SO4)3.

  • D

    MgSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

H2SO4 đặc tác dụng với Fe tạo Fe3+, vì Fe còn dư nên 1 phần Fe tác dụng với Fe3+ sinh ra muối Fe2+

Lời giải chi tiết:

Vì có 1 phần Fe không tan => 1 phần Fe dư phản ứng với Fe2(SO4)3

=> muối thu được gồm MgSO4 và FeSO4

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho m gam hỗn hợp gồm 2 kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 ( đktc); 2,88 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 52,8 gam muối khan. Mặt khác nếu hoà tan hết m gam hỗn hợp kim loại ban đầu với dung dịch HCl dư thu được 8,064 lít khí H2 ở đktc. Hỗn hợp 2 kim loại đầu là

  • A

    Be và Mg.

  • B

    Mg và Fe.

  • C

    Zn và Fe.

  • D

    Zn và Ba.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xét quá trình nhận e:

$\mathop S\limits^{ + 6} + \,2e\, \to \,\mathop S\limits^{ + 4} $

$\mathop S\limits^{ + 6} \, + \,6e\, \to \,\mathop S\limits^0 $

+) ${n_{SO_4^{2 - }}}\, = \,\frac{{{n_{e\,cho}}}}{2}$

+) mmuối khan  = mkim loại  + ${{m}_{SO_{4}^{2-}}}$ → mkim loại  

+) Xét số mol e cho ở 2 thí nghiệm khác nhau → Trong hỗn hợp có 1 kim loại là Fe và kim loại M còn lại có hóa trị n

Xét quá trình cho e ở TN1:

$Fe{\text{ }} \to \,\mathop {Fe}\limits^{ + 3} + {\text{ }}3e\,\,\,\,\,\,\,\,\, M\to \mathop M\limits^{ + n} + ne$

→ ne cho TN1  theo x và ny => PT(1)

Xét quá trình cho e ở TN2:

$Fe{\text{ }} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} + {\text{ 2}}e\,\,\,\,\,\,\,\,M \to \mathop M\limits^{ + n} + ne$

→ ne cho TN2 theo x và ny => PT(2)

+) mkim loại = mFe + mM → mM  

Lời giải chi tiết:

${n_{S{O_2}}} = \,\,\frac{{3,36}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,15\,\,mol;\,\,{n_S}\, = \,\,\frac{{2,88}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,09\,\,mol$

Xét quá trình nhận e:

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ + 4} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,3\,\,\, \leftarrow \,\,\,0,15$

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,6e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^0 $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,54\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,0,09$

→ ne nhận  = 0,3 + 0,54 = 0,84 mol  →  ne cho  = 0,84 mol

→ ${n_{SO_4^{2 - }}}\, = \,\,\frac{{{n_{e\,cho}}}}{2}$ = 0,42 mol

mmuối khan  = mkim loại  + ${m_{SO_4^{2 - }}}$  → mkim loại  = 52,8 – 0,42.96 = 12,48 gam

Hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl

${n_{{H_2}}} = \,\,\frac{{8,064}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,36\,\,mol$ 

→ ne nhận  = 0,36.2 = 0,72 mol → ne cho  = 0,72 mol

Nhận thấy trong 2 thí nghiệm số mol e cho của kim loại khác nhau → Trong hỗn hợp có 1 kim loại là Fe và kim loại M còn lại có hóa trị n

Gọi nFe = x mol; nM = y mol

Xét quá trình cho e ở TN1:

$Fe{\text{ }} \to \,\,\,\mathop {Fe}\limits^{ + 3} \,\,\,\, + {\text{ }}3e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,M\,\,\, \to \,\,\,\mathop M\limits^{ + n} \,\,\, + \,\,\,ne$

$x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,ny$

→ ne cho TN1  = 3x + ny = 0,84 (1)

Xét quá trình cho e ở TN2:

$Fe{\text{ }} \to \,\,\,\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \,\,\,\, + {\text{ 2}}e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,M\,\,\, \to \,\,\,\mathop M\limits^{ + n} \,\,\, + \,\,\,ne$

$x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,ny$

→ ne cho TN2  = 2x + ny = 0,72 (2)

Từ (1) và (2) → x  = 0,12;  ny = 0,48 → y =  $\frac{{0,48}}{n}$

mkim loại = mFe + mM → mM  = 12,48 – 0,12.56 = 5,76 gam

→ ${M_M}\, = \,\,\frac{{5,76}}{{0,48}}\,n\, = \,\,12n$ → n = 2 và kim loại còn lại là Mg

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại phần chất rắn không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,80.

  • B

    6,72.

  • C

    3,36.

  • D

    4,48.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình:  $4.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{Fe}} + 4.{n_S}$

Lời giải chi tiết:

nFe = nS = 0,1 mol

Xét toàn bộ quá trình phản ứng: Fe → Fe+2 ; S → S+4 ; O2 → 2O+2

Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình:  $4.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{Fe}} + 4.{n_S}$

=> nO2 = 0,15 mol => V = 3,36 lít

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

  • A

    32,65%.

  • B

    35,95%.

  • C

    37,86%.

  • D

    23,97%.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+) Tìm số mol H2SO4 trong 100 ml dd X => số mol H2SO4 trong 200 ml dd X

$Trong\,200ml\,X:{H_2}S{O_4}.nS{O_3} + n{H_2}O\xrightarrow{{}}(n + 1){H_2}S{O_4}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,03$

$ \to \frac{{n + 1}}{1} = \frac{{0,03}}{{0,015}} \to oleum$

Lời giải chi tiết:

Gọi CT của oleum là H2SO4.nSO3

${n_{NaOH}} = 0,2.0,15 = 0,03\,mol$ (trong 100ml dd X)

$Trong\,\,\,\,100ml\,\,X:{H_2}S{O_4}\,\,\,\, + \,\,2NaOH\,\,\xrightarrow{{}}\,\,\,N{a_2}S{O_4}\,\,\, + \,\,\,2{H_2}O$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow 0,03$

$Trong\,\,\,\,200ml\,\,X:\,\,\,\,\,{H_2}S{O_4}.nS{O_3}\,\,\,\, + \,\,\,n{H_2}O\xrightarrow{{}}\,\,(n + 1){H_2}S{O_4}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,03$

$ \to \frac{{n + 1}}{1} = \frac{{0,03}}{{0,015}} = 2 \to n = 1 \to oleum:\,{H_2}S{O_4}.S{O_3}$

$ \to \% {m_S} = \frac{{32.2}}{{98 + 80}} \cdot 100\% = 35,95\% $

 

Đáp án - Lời giải