Câu hỏi 1 :
Phản ứng không đúng là
- A
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2.
- B
HF + NaCl → NaF + HCl.
- C
2HCl + NaClO → NaCl + Cl2 + H2O.
- D
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết hợp chất không có oxi của halogen
Lời giải chi tiết:
Phản ứng không đúng là : HF + NaCl → NaF + HCl
Vì HF là axit yếu, không phản ứng để sinh ra axit mạnh được.
Câu hỏi 2 :
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các halogen có số electron độc thân là
- A
1
- B
3
- C
5
- D
7
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các halogen có số electron độc thân là 1
Câu hỏi 3 :
Trong các phản ứng hóa học, axit HCl có thể đóng vai trò là
- A
chất khử
- B
chất oxi hóa.
- C
chất trao đổi.
- D
chất khử, chất oxi hóa hoặc trao đổi.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trong các phản ứng hóa học, axit HCl có thể đóng vai trò là chất khử, chất oxi hóa hoặc trao đổi.
Câu hỏi 4 :
Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen tăng dần theo thứ tự sau:
- A
F < Br < Cl < I.
- B
F < Cl < Br < I.
- C
I < Br < Cl < F.
- D
I < Cl < F < Br.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen tăng dần theo thứ tự : F < Cl < Br < I
Câu hỏi 5 :
Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl, người ta có thể
- A
cô cạn dung dịch.
- B
cho dung dịch hỗn hợp tác dụng với khí Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch.
- C
cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc.
- D
cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết hợp chất không có oxi của halogen
Lời giải chi tiết:
Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl, người ta cho dung dịch hỗn hợp tác dụng với khí Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch.
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Câu hỏi 6 :
Trong tự nhiên clo có mấy đồng vị bền, là những đồng vị nào?
- A
Có 2 đồng vị bền là 35Cl và 37Cl.
- B
Có 2 đồng vị bền là 36Cl và 37Cl.
- C
Có 3 đồng vị bền là 35Cl, 36Cl và 37Cl.
- D
Có 1 đồng vị bền là 35,5Cl.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị bền là 35Cl và 37Cl.
Câu hỏi 7 :
Trong các chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
- A
Fe2O3, KMnO4, Cu.
- B
Fe, CuO, Ba(OH)2.
- C
CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2.
- D
AgNO3, MgCO3, BaSO4.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl là Fe, CuO, Ba(OH)2.
Loại A vì Cu không phản ứng
Loại C vì H2SO4 không phản ứng
Loại D vì BaSO4 không phản ứng
Câu hỏi 8 :
Trong phản ứng Cl2 + 2KI → 2KCl + I2. Clo đóng vai trò là chất gì?
- A
Chất oxi hóa.
- B
Chất khử.
- C
Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
- D
Môi trường.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Viết quá trình trao đổi e của nguyên tố Clo => chất khử cho e, chất oxi hóa nhận e
Lời giải chi tiết:
${{\mathop {Cl}\limits^0}_{2}}$ $+ 2{\text{e}} \to 2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} $
=> Clo là chất oxi hóa
Câu hỏi 9 :
Nhận xét nào sau đây về khí hiđro clorua là không đúng?
- A
Là chất khí ở điều kiện thường
- B
Có mùi xốc.
- C
Tan tốt trong nước.
- D
Có tính axit.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nhận xét không đúng là: khí hiđro clorua có tính axit.
Câu hỏi 10 :
Tính chất sát trùng và tính tẩy màu của nước gia-ven là do nguyên nhân nào sau đây?
- A
Do NaCl có trong nước gia-ven có tính tẩy màu và sát trùng.
- B
Do trong NaClO, nguyên tử Cl có số oxi hóa +1, thể hiện tính oxi hóa mạnh.
- C
Do NaClO phân hủy ra Cl2 là chất oxi hóa mạnh.
- D
Do NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tính chất sát trùng và tính tẩy màu của nước gia-ven là do NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.
Câu hỏi 11 :
Các dung dịch HCl, NaCl, NaClO. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết?
- A
Phenolphtalein
- B
Quỳ tím
- C
Dung dịch NaOH
- D
dung dịch Ba(OH)2
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Nắm được tính chất hóa học của các chất => thuốc thử phù hợp
Lời giải chi tiết:
- dùng quỳ tím
+ HCl làm quỳ chuyển đỏ, NaCl không đổi màu quỳ, NaClO làm quỳ chuyển xanh rồi mất màu
Câu hỏi 12 :
Ở điều kiện thường chất nào sau đây là khí màu vàng nhạt?
- A
F2
- B
Cl2
- C
Br2
- D
I2
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Chất khí màu vàng nhạt là Cl2
Câu hỏi 13 :
Khẳng định nào sai khi nói về CaOCl2
- A
Là chất bột trắng, luôn bốc mùi clo.
- B
Là muối kép của axit hipoclorơ và axit clohidric.
- C
Là chất sát trùng, tẩy trắng sợi vải.
- D
Là muối hỗn tạp của axit hipoclorơ và axit clohiđric.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Khẳng định sai: CaOCl2 là muối kép của axit hipoclorơ và axit clohidric.
Lưu ý: CaOCl2 = CaCl2.Ca(ClO)2: được gọi là muối hỗn tạp
(Muối hỗn tạp: muối của một kim loại với nhiều gốc axit khác nhau
Muối kép: muối của nhiều cation khác nhau với một gốc axit)
Câu hỏi 14 :
Tính chất vật lí của khí clo là
- A
Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước, clo là khí độc.
- B
Chất khí có mùi trứng thối.
- C
Chất khí độc, không tan trong nước.
- D
Là chất khí không màu, tan nhiều trong nước.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tính chất vật lí của khí clo là: Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước, clo là khí độc
Câu hỏi 15 :
Hợp chất nào sau đây vừa có tính axit vừa có tính khử là:
- A
H2SO4 đặc
- B
HCl
- C
HNO3
- D
Cả A, B, C
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hợp chất nào sau đây vừa có tính axit vừa có tính khử là: HCl
Vì H2SO4 đặc và HNO3 chỉ có tính oxi hóa
Câu hỏi 16 :
Dẫn hai luồng khí clo đi qua dung dịch NaOH: dung dịch 1 loãng và nguội; dung dịch 2 đậm đặc và đun nóng đến 100oC. Nếu lượng muối NaCl sinh ra trong hai dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích clo đi qua 2 dung dịch trên theo tỉ lệ là
- A
5/6.
- B
5/3.
- C
2/1.
- D
8/3.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dung dịch 1: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Dung dịch 2: 3Cl2 + 6NaOH → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
Lời giải chi tiết:
Giả sử 2 dung dịch đều thu được 1 mol muối NaCl
Dung dịch 1: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
1$ \leftarrow $ 1 mol
Dung dịch 2: 3Cl2 + 6NaOH → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
$\frac{3}{5}$ $ \leftarrow $ 1 mol
$ = > {\text{ }}\frac{{{n_{C{l_2}(1)}}}}{{{n_{C{l_2}(2)}}}} = \frac{5}{3}$
Câu hỏi 17 :
Cho khí clo hấp thụ hết trong dung dịch NaOH dư, đun nóng (100oC) thu được dung dịch có chứa 11,7 gam muối NaCl. Thể tích khí clo đã hấp thụ là
- A
2,240 lít.
- B
1,120 lít.
- C
3,360 lít.
- D
2,688 lít.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
$3C{l_2} + {\text{ 6}}NaOH\xrightarrow{{{t^o}}}5NaCl + NaCl{O_3} + 3{H_2}O$
$0,12\,\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,0,2\,\,mol$
Lời giải chi tiết:
nNaCl = 0,2 mol
$3C{l_2} + {\text{ 6}}NaOH\xrightarrow{{{t^o}}}5NaCl + NaCl{O_3} + 3{H_2}O$
$0,12\,\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,0,2\,\,mol$
=> VCl2 = 0,12.22,4 = 2,688 lít
Câu hỏi 18 :
Cho axit H2SO4 đặc, dư tác dụng vừa đủ với 29,25 gam NaCl đun nóng. Khí thu được hòa tan vào 73 gam H2O. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch thu được là
- A
20%
- B
25%
- C
23,5%
- D
22%
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Bảo toàn nguyên tố Cl: nHCl = nNaCl
+) Tính $C\% = \dfrac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% $
Lời giải chi tiết:
nNaCl = 0,5 mol
Bảo toàn nguyên tố Cl: nHCl = nNaCl = 0,5 mol
Khối lượng dung dịch thu được: mdd = mHCl + mH2O = 0,5 . 35,5 + 73 (gam)
Hòa tan HCl vào nước => $C{\% _{HCl}} = \dfrac{{{m_{HCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}} = \dfrac{{0,5.36,5}}{{73 + 0,5.36,5}}.100\% = 20\% $
Câu hỏi 19 :
Để loại khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
- A
dung dịch NH3.
- B
dung dịch NaOH.
- C
nước.
- D
dung dịch H2SO4 đặc.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Để loại khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua nước. Vì HCl tan tốt trong nước còn Cl2 tan ít
Câu hỏi 20 :
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa;
(b) Axit flohiđric là axit yếu;
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng;
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7;
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A
4
- B
3
- C
2
- D
5
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết hợp chất không có oxi của halogen
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa;
(b) Axit flohiđric là axit yếu
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng;
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.
Câu hỏi 21 :
Một dung dịch có chứa H2SO4 và 0,543 gam muối natri của một axit chứa oxi của clo (muối X). Cho thêm vào dung dịch này một lượng KI cho đến khi iot ngừng sinh ra thì thu được 3,05 gam I2. Muối X là:
- A
NaClO2
- B
NaClO3
- C
NaClO4
- D
NaClO
Đáp án: A
Phương pháp giải:
NaClOn + 2nKI + nH2SO4 → NaCl + nK2SO4 + nI2 + nH2O
+) Theo phương trình: ${n_{NaCl{O_n}}} = \frac{{{n_{{I_2}}}}}{n}=> M$
Lời giải chi tiết:
${n_{{I_2}}} = \frac{{3,05}}{{127.2}} = 0,012\,\,mol$
Muối X là NaClOn
NaClOn + 2nKI + nH2SO4 → NaCl + nK2SO4 + nI2 + nH2O
Theo phương trình: ${n_{NaCl{O_n}}} = \frac{{{n_{{I_2}}}}}{n} = \frac{{0,012}}{n}\,\,mol$
$ = > \,\,{M_{NaCl{O_n}}} = \frac{{0,543}}{{\frac{{0,012}}{n}}} = 45,25n$
=> 23 + 35,5 + 16n = 45,25n => n = 2
=> công thức của muối là NaClO2
Câu hỏi 22 :
Nung nóng m gam kali clorat đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm so với m là:
- A
13,06%.
- B
26,12%.
- C
39,18%.
- D
52,24%.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
2KClO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2KCl + 3O2
Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng oxi bay đi
Lời giải chi tiết:
2KClO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2KCl + 3O2
$\frac{m}{{122,5}}$ → $\frac{{1,5m}}{{122,5}}$
Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng oxi bay đi
=> %mgiảm = $\frac{{\frac{{1,5m}}{{122,5}}.32}}{m}.100\% = 39,18\% $
Câu hỏi 23 :
Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa. Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là
- A
11,7 gam và 11,9 gam.
- B
17,85 gam và 5,75 gam.
- C
17,22 gam và 6,38 gam.
- D
7,02 gam và 16,58 gam
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gọi nKBr = x mol; nNaCl = y mol => mhỗn hợp = PT(1)
+) mkết tủa = mAgBr + mAgCl => PT(2)
Lời giải chi tiết:
Gọi nKBr = x mol; nNaCl = y mol
=> mhỗn hợp = 119x + 58,5y = 23,6 (1)
KBr + AgNO3 → AgBr + KNO3
x → x
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
y → y
mkết tủa = mAgBr + mAgCl => 188x + 143,5y = 47,5 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1 mol; y = 0,2 mol
=> mKBr = 11,9 gam; mNaCl = 11,7 gam
Câu hỏi 24 :
Cho 1 lít H2 (đktc) tác dụng với 0,672 lít Cl2 (đktc) rồi hòa tan sản phẩm vào nước để được 20 gam dung dịch A. Lấy 5 gam A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 1,435 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 (giả sử Cl2 và H2 không tan trong nước).
- A
50%
- B
33,33%
- C
60%
- D
66,67%
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vì ${{n}_{{{H}_{2}}}}>{{n}_{C{{l}_{2}}}}$ => hiệu suất phản ứng tính theo Cl2
+) nHCl (trong 5g A) = nAgCl
+) nCl2 phản ứng = 0,5.nHCl
Lời giải chi tiết:
${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{1}{22,4}=0,0446\,mol;\,\,{{n}_{C{{l}_{2}}}}=0,03\,mol$
H2 + Cl2 → 2HCl (1)
Vì ${{n}_{{{H}_{2}}}}>{{n}_{C{{l}_{2}}}}$ => hiệu suất phản ứng tính theo Cl2
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
=> nHCl (trong 5g A) = nAgCl = 0,01 mol
=> nHCl (trong 20g A) = 0,01.4 = 0,04 mol
(1) => nCl2 phản ứng = 0,5.nHCl = 0,5.0,04 = 0,02 mol
=> H% = 0,02 / 0,03 .100% = 66,67%
Câu hỏi 25 :
Nhiệt phân hoàn toàn 31,8 gam hỗn hợp X gồm CaOCl2, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, Ca(ClO4)2 thu được CaCl2 và V lít khí O2 (đktc). Cho toàn bộ lượng CaCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
- A
7,84.
- B
5,60.
- C
6,72.
- D
8,96.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng bảo toàn khối lượng : ${m_{CaCl{O_x}}} = {m_{CaC{l_2}}} + {m_{{O_2}}}$
Lời giải chi tiết:
PTTQ: $CaCl{O_x}\xrightarrow{{{t^o}}}CaC{l_2} + {O_2}$ (1)
CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ca(NO3)2 (2)
0,2 mol ← 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng ở PT (1): ${m_{CaCl{O_x}}} = {m_{CaC{l_2}}} + {m_{{O_2}}} = > {m_{{O_2}}} = 31,8 - 0,2.111 = 9,6\,\,gam$
$ = > \,\,{n_{{O_2}}} = 0,3\,\,mol\,\, = > \,\,V = 0,3.22,4 = 6,72\,\,lít$