Câu hỏi 1 :
Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:
- A
vôn $(V)$, ampe $(A)$, ampe $(A)$
- B
ampe $(A)$, vôn $(V)$, cu lông $(C)$
- C
niutơn $(N)$, fara $(F)$, vôn $(V)$
- D
fara $(F)$, vôn/mét $(V/m)$, jun $(J)$
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về các đại lượng
Lời giải chi tiết:
Ta có : Đơn vị của :
+ Cường độ dòng điện là : Ampe $(A)$
+ Suất điện động là : Vôn $(V)$
+ Điện lượng : Culông $(C)$
Câu hỏi 2 :
Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?
- A
\(I = \frac{U}{R}\)
- B
\(I = U{\rm{R}}\)
- C
\(I = \frac{R}{U}\)
- D
\(I = {U^R}\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở là: \(I = \frac{U}{R}\)
Câu hỏi 3 :
Chọn phương án sai.
Khi một tải R nối vào nguồn suất điện động \(\xi \) và điện trở trong r, thấy công suất mạch ngoài cực đại thì:
- A
\(I = \dfrac{{{E}}}{{2R}}\)
- B
\(r = R\)
- C
\({P_R} = \dfrac{{{E^2}}}{{4r}}\)
- D
\(I = \dfrac{\xi }{r}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = {I^2}R\)
+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
+ Áp dụng bất đẳng thức cosi
Lời giải chi tiết:
Công suất mạch ngoài : \(P = {R_N}{I^2} = {\rm{ }}{R_N}.{\left( {\dfrac{E}{{{R_N} + r}}} \right)^2}\, = \,\dfrac{{{E^2}}}{{{{\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right)}^2}}}\)
Để \(P = {P_{Max}}\) thì \(\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right)\) nhỏ nhất.
Theo BĐT Cô-si thì : \(\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right)\; \ge 2\sqrt r \)
Dấu “=” xảy ra khi \(\sqrt {{R_N}} \, = \,\dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}\,\, \Rightarrow \,{R_N}\, = \,r\)
Khi đó: \(P = {P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{E^2}}}{{4r}}\)
=> Phương án D – sai vì: \(I = \dfrac{E}{{2r}} = \dfrac{E}{{2R}}\)
Câu hỏi 4 :
Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là:
- A
tác dụng hóa học.
- B
tác dụng từ.
- C
tác dụng nhiệt.
- D
tác dụng sinh lí.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về dòng điện
Lời giải chi tiết:
Ta có, tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ.
Câu hỏi 5 :
Cho đoạn mạch gồm R1 mắc nối tiếp với R2, biểu thức nào sau đây là sai ?
- A
R = R1 + R2
- B
U = U1 + U2
- C
I = I1 + I2
- D
\({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A, B, D - đúng
C - sai vì : khi R1 mắc nối tiếp với R2 thì I = I1 = I2
Câu hỏi 6 :
Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối liên hệ giữa hiệu điện thế $(U)$ và cường độ dòng điện $(I)$ trong đoạn mạch chỉ có điện trở?
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R} \to U = IR\)
=> Đồ thị có dạng của hàm số y = ax
Câu hỏi 7 :
Dòng điện là:
- A
dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
- B
dòng chuyển động của các điện tích.
- C
dòng chuyển dời của electron.
- D
dòng chuyển dời của ion dương.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng.
Câu hỏi 8 :
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
- A
thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện
- B
sinh công trong mạch điện
- C
tạo ra điện tích dương trong mỗi giây
- D
dự trữ điện tích của nguồn điện
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Suất điện động nguồn điện: Là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
Công thức: \(\)E = \(\dfrac{A}{q}\)
Câu hỏi 9 :
Suất điện động của một acquy là \(3V\). Lực là dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là \(6mJ\). Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là
- A
\({3.10^{ - 3}}C\)
- B
\(18C\)
- C
\({18.10^{ - 3}}C\)
- D
\({2.10^{ - 3}}C\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng biểu thức : \(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có, \(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)
\( \Rightarrow q = \dfrac{A}{E} = \dfrac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{3} = {2.10^{ - 3}}\left( C \right)\)
Câu hỏi 10 :
Hai bóng đèn có công suất định mức là \({P_1} = 25W\), \({P_2} = 100W\) đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế \(110V\). Khi mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 220V thì:
- A
đèn 1 sáng yếu, đèn 2 quá sáng dễ cháy
- B
đèn 2 sáng yếu, đèn 1 quá sáng dễ cháy
- C
cả hai đèn sáng yếu
- D
cả hai đèn sáng bình thường
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức \(P = UI = {I^2}R\)
Lời giải chi tiết:
+ Khi ở hiệu điện thế 110V, hai bóng đèn hoạt động bình thường, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{I_{dm1}} = \frac{{{P_1}}}{{110}} = 0,227A\\{I_{dm2}} = \frac{{{P_2}}}{{110}} = 0,91A\end{array} \right.\)
Điện trở của hai bóng đèn: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \frac{{{P_1}}}{{I_1^2}} = 484\Omega \\{R_2} = \frac{{{P_2}}}{{I_2^2}} = 121\Omega \end{array} \right.\)
+ Khi mắc nối tiếp hai đèn vào, điện trở của toàn mạch: \(R = {R_1} + {R_2} = 484 + 121 = 605\Omega \)
Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn: \(I = \frac{U}{R} = \frac{{220}}{{605}} = 0,364A\)
Nhận thấy: \(\left\{ \begin{array}{l}I > {I_1}\\I < {I_2}\end{array} \right.\) => đèn 1 quá sáng dễ cháy, đèn 2 sáng yếu
Câu hỏi 11 :
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết R1 = 1$\Omega $, UPQ = 2V, RA = 0,5$\Omega $. Khi R4 = 6 thì IA = 0A. Tích R2.R3 là?
- A
\({R_2}{R_3} = \frac{1}{6}\)
- B
\({R_2}{R_3} = \frac{1}{3}\)
- C
R2R3 = 6
- D
R2R3 = 3
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vẽ lại mạch điện
+ Áp dụng biểu thức : \(I = \frac{U}{R}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở của toàn mạch.
Lời giải chi tiết:
Khi R4 = 6$\Omega $ thì IA = 0, mạch trở thành mạch cầu cân bằng:
\(\frac{{{R_1}}}{{{R_3}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_4}}} \to {R_2}{R_3} = {R_1}{R_4} = 1.6 = 6\)
Câu hỏi 12 :
Cho mạch điện như hình vẽ.
R1 = 2,4$\Omega $, R2 = 14$\Omega $, R3 = 4$\Omega $, R4 = R5 = 6$\Omega $, I3 = 2A.
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB là?
- A
30V
- B
14V
- C
20V
- D
8V
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)
+ Áp dụng biểu thức cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp và song song (Xem phần II + III)
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)
Lời giải chi tiết:
Ta nhận thấy giữa hai điểm M, N không có điện trở => ta có thể chập lại thành một điểm khi đó mạch trở thành: